Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, bệnh thường đi kèm những biểu hiện như: Sưng nóng khớp, đau khớp, tê bì chân tay… Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối sẽ gây nên hàng loạt biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp gối,… đặc biệt là tàn phế.
Thoái hóa khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng, hủy hoại của sụn và lớp xương dưới sụn, khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất, gây ra cơn đau cấp tính, mãn tính và hạn chế vận động của người bệnh.
Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau đớn âm ỉ, cản trở công việc hàng ngày của người bệnh. Nặng hơn sẽ dẫn đến biến dạng, lệch trục khớp, lỏng khớp, teo cơ thậm chí bại liệt suốt đời.
Trên thực tế, thoái hóa khớp không khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để thăm khám, có phác đồ toàn diện để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp
Theo B.S Đỗ Nam Khánh, Ủy viên BCH TƯ Hội Giáo Dục Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những tác nhân sau:
Tuổi tác: tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra càng mạnh, lúc này các khớp xương bị bào mòn, cọ xát với hệ dây thần kinh, dây chằng và gây thoái hóa khớp gối. Đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên cần hết sức cảnh giác.
Yếu tố nội tiết: phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do nội tiết tố nữ bị suy giảm trầm trọng, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.
Chấn thương: khớp đầu gối bị tổn thương do tai nạn, ngã, va chạm… nhưng không được điều trị triệt để sẽ gây thoái hóa khớp gối.
Sinh hoạt không đúng tư thế: ngồi, đứng quá lâu tại một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế sẽ gây áp lực cho khớp gối.
Lao động quá sức: thường xuyên khuân vác đồ nặng, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến các khớp xương bị thoái hóa nhanh chóng.
Tập luyện sai cách: tập quá sức, tập không đúng động tác sẽ gây tổn thương khớp gối.
Một số nguyên nhân bệnh khác: thừa cân, lạm dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi.
Bên cạnh việc chú ý đến các nguyên nhân điển hình để phòng tránh bệnh lý thì mọi người cần chú ý hết sức đến triệu chứng bệnh để thăm khám kịp thời nhất.
Triệu chứng điển hình thoái hóa khớp gối
Người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở vùng khớp gối và cơn đau tăng dần lên mỗi khi hoạt động hoặc di chuyển. Đặc biệt, mỗi khi cử động như duỗi chân thường nghe có tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu khớp gối.
Tình trạng đau co, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, người bệnh phải mấy khoảng 20 – 30 phút để làm ấm khớp mới có thể di chuyển được.
Ở một số trường hợp, người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tập tễnh hoặc ngồi xuống rồi đứng lên khó khăn. Thậm chí, khi đứng lên cần phải có vật để vịn hoặc có sự giúp đỡ của người xung quanh.
Khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống, đặc biệt khi đi cầu thang. Khi bệnh chuyển nặng người bệnh không thể bước lên cầu thang hoặc co được chân vì quá đau.
Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp, khi bệnh phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiệm trọng, khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp khiến người bệnh có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động…
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Khớp gối có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận xương khớp khác trong cơ thể, do đó khi khớp gối bị thoái hóa hay tổn thương, các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp gối đặc biệt là tàn phế.
4 Phương pháp điều trị thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả
Điều trị thoái hóa khớp gối không khó. Dựa vào mức độ bệnh lý, thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cụ thể dành cho mỗi người. Dưới đây là 4 cách điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo:
Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng tây y
Cách này dành cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối trong giai đoạn nhẹ, mới phát tác. Các loại thuốc tây được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau thông thường, thuốc giảm đau chống viêm steroid, thuốc giãn cơ và thuốc bổ thần kinh.
Lưu ý: các loại thuốc này chỉ nên dùng để điều trị thoái hóa khớp gối theo đơn
kê, tránh lạm dụng vì dễ gây suy gan, thận, viêm loét dạ dày.
Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật
Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối được áp dụng nhiều nhất hiện nay là mổ hở, mổ nội soi làm sạch, thay khớp gối hoặc đục xương chỉnh trục. Cách chữa này được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong các trường hợp điều trị bằng nội khoa không còn tác dụng và mức độ thoái hóa khớp nặng. Tuy nhiên, hiệu quả phẫu thuật vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng (nhiễm trùng khớp, tái lại, tắc tĩnh mạch…) Người bệnh cần trao đổi thẳng thắn và kỹ lưỡng với bác sĩ để lường trước mọi rủi ro có thể xảy tới.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn.
Là cách tiêm thêm chất nhờn vào trong ổ khớp gối của người bệnh. Cách này giúp bôi trơn ổ khớp, tổng hợp tế bào sụn khớp và bao phủ bề mặt sụn khớp giúp khớp gối di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn. Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể duy trì trong 1 tháng khi kết hợp sử dụng với 1 số loại thuốc khác.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y
So với cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng tây y, cách chữa bằng thuốc đông y nhận lại được nhiều phản hồi tích cực hơn. Nguyên tắc chữa bệnh bằng đông y là diệt bệnh gốc, hỗ trợ giảm đau, chống viêm, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, cân bằng khí huyết và phục hồi các khớp, gân, cơ bị tổn thương hiệu quả. Các vị thuốc đông y được bào chế từ 100% thảo mộc thiên nhiên, an toàn, lành tính và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thời gian phát huy công dụng của thuốc thường chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng.
Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp từ sớm
Theo B.S Đỗ Nam Khánh cách tốt nhất để phòng ngừa thoái hóa khớp là xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp. Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1 – 2 giờ.
Để phòng bệnh, trước tiên cần tập luyện thường xuyên, sao cho có được một cơ thể thật khỏe mạnh, tráng kiện. Tuy nhiên, cần phải tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương, nên đi bộ, chạy bộ rèn luyện sức mạnh của đôi chân.
Không nên để khớp gối làm việc quá sức dưới mọi hình thức. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nắn chỉnh, chườm thuốc… Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Cứ mỗi phút, mỗi ngày trôi qua, tốc độ thoái hóa khớp gối lại tăng dần lên. Việc phòng và chữa trị ngay khi bệnh khởi phát có thể giúp khả năng phục hồi hoàn toàn của người bệnh đạt tới hơn 80%, vậy nên thay vì điều trị bệnh hãy biết trân quý sức khỏe bằng việc phòng bệnh mỗi ngày.
- B.S Đỗ Nam Khánh, Ủy viên BCH TW Hội Giáo Dục Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam khuyến cáo người bệnh nên sử dụng các sản phẩm xương khớp có thành phần chiết xuất từ vỏ liễu trắng như “Viên Khớp Salix Plus”
Chia sẻ thêm với báo Sức khỏe Cộng đồng, B.S Đỗ Nam Khánh, Ủy viên BCH TƯ Hội Giáo Dục Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam cũng cho biết: Theo y học cổ truyền vỏ liễu trắng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm đau xương khớp. Đặc biệt khi hấp thụ vào cơ thể không gây ra tác dụng phụ có hại, phù hợp với mọi cơ địa.
Vỏ liễu trắng ngoài việc giúp ngăn ngừa giảm đau, giảm viêm còn kích thích tái tạo collagen ở khớp làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt, trong vỏ liễu trắng có thành phần hoạt chất chính là salicin, chất này đã được các nhà hóa học nghiên cứu đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp.
Để loại trừ bệnh thoái hóa khớp gối và hỗ trợ điều trị BS. Đỗ Nam Khánh khuyến cáo người bệnh nên sử dụng các sản phẩm xương khớp có thành phần chiết xuất từ vỏ liễu trắng như “Viên Khớp Salix Plus”. Bởi trong “Viên Khớp Salix Plus” có nhiều thành phần được chiết xuất từ các thảo dược quý như: Cao liễu trắng, Khương hoạt, Ngưu tất, Đương quy… Đây hầu hết đều là những vị thuốc chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ toàn diện hệ xương khớp, tăng khả năng cải thiện và tái tạo sụn, làm chậm quá trình lão hóa khớp. Do đó, khi sử dụng sản phẩm này sẽ giúp người bệnh chiến thắng cơn đau, cải thiện vận động.