Người đau dạ dày nên tránh ăn gì và làm gì?

Đối với các bệnh về đường tiêu hóa nói chung và đau dạ dày nói riêng thì việc ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởn rất lớn tới tình trạng bệnh. Nếu như không biết ăn uống đúng cách thì bệnh rất dễ trở nên trầm trọng và khó trị dứt điểm. Vậy người đau dạ dày nên tránh ăn gì và làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này.

1. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày

  Nếu gặp phải những triệu chứng đau dạ dày dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác nhận và có lời khuyên hữu ích về bệnh đau dạ dày.

  • – Cảm giác đau bụng trên (vùng bụng trên rốn): Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau dạ dày là đau tức vùng thượng vị sau khi để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Tuy nhiên mức độ không giống nhau, có người chỉ bị nhẹ, có người thì cơn đau kéo dài.
  • Đau dạ dày nên tránh ăn gì và làm gì
  • – Tự nhiên cảm thấy buồn nôn và nôn ói: Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đau dạ dày. Chứng nôn ra ngoài không chỉ khiến bạn bị mất nước mà còn có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.
  • – Dạ dày chảy máu: Bạn có thể phát hiện ra triệu chứng này khi thấy bản thân khi nôn ói có kèm theo máu hoặc đi ngoài thấy phân có lẫn máu. Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất, có thể đe dọa đến tính mạng nên tuyệt đối không được xem nhẹ. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.
  • – Kém ăn, chậm tiêu: Bệnh đau dạ dày khiến thức ăn không được tiêu hóa mà bị ứ đọng trong thời gian dài khiến bụng đau tức, khó chịu, cảm giác thèm ăn biến mất, lâu ngày sẽ khiến người bệnh dễ bị thiếu chất, cơ thể yếu đi thấy rõ.
  • – Hay ợ hơi: Dạ dày bị đau không tiêu hóa được thức ăn khiến chúng bị lên men, đây là nguyên nhân của chứng ợ hơi. Khi ợ sẽ có cảm giác đau phần xương ức hoặc phần sau mũi.

>>Tìm hiểu thêm: 10 loại thực phẩm người đau dạ dày nên ăn

2. Người bệnh đau dạ dày nên tránh làm gì?

2.1. Đau dạ dày nên tránh stress

  Trạng thái stress, căng thẳng, buồn phiền sẽ nhanh chóng bị khuếch tán tới các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột; tăng tiết pepsin và axit hydrochloric khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành viêm loét dạ dày.

Đau dạ dày nên tránh stress căng thẳng mệt mỏi

  Sự mệt mỏi quá độ, bất luận là lao động chân tay hay trí óc, đều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, máu không được cung cấp đầy đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều, dịch kết dính giảm… khiến niêm mạc dạ dày tổn thương. Vì vậy, người mắc bệnh đau dạ dày cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress và luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.

2.2. Đau dạ dày nên tránh mất nước

  Mất nước là một nguyên nhân khiến cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể gây nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, bạn cần bổ sung một lượng nước nhất định, trung bình cứ 15 phút một lần uống nước. Uống ít nước mỗi lần có thể không làm dịu được cơn khát nhưng sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn bao tử. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại bỏ độc tố và các virus độc hại. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là không nên uống nước ngay sau khi ăn vì có thể khiến axit dạ dày bị loãng. Thức ăn không được tiêu hóa lưu lại lâu hơn, khiến tăng tiết axit và gây đau dạ dày. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống nước là khi ngủ dậy và một giờ trước khi ăn.

2.3. Đau dạ dày nên tránh thức khuya

  Dạ dày là cơ quan phải hoạt động liên tục, chỉ khi cơ thể ngủ chúng mới được nghỉ ngơi. Việc thức khuya sẽ làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, khiến dạ dày phải hoạt động xuyên đêm. Tình trạng này xảy ra thường xuyên làm dạ dày quá tải, tăng tiết axit dịch vị quá mức, bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét dạ dày.

Đau dạ dày nên tránh thức khuya

  Thức khuya thường xuyên không chỉ làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa mà còn gây ra một số tác hại khó lường như: Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc; Suy giảm trí nhớ; Ù tai, mắt mờ, chóng mặt; Nguy cơ tăng cân, tăng huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư cao hơn. Do đó nên cực kì hạn chế thức khuya dù bạn có bị đau dạ dày hay không. Nên đi ngủ từ 22h đến 6h sáng hôm sau, đảm bảo đủ 8 tiếng/1 ngày/1 người.

2.4. Đau dạ dày nên tránh hoạt động mạnh

  Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng 30 phút sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, vì đây là lúc não bộ đang tập trung dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn hiệu quả nhất. Nếu bạn có những hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng khác thì cơ thể sẽ có sự phân bổ năng lượng nhất định, khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn.

2.5. Đau dạ dày nên tránh các chất kích thích

  Các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, bên cạnh đó cũng gây ra xơ gan, viêm tuyến tụy mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm. Vì vậy người bị đau dạ dày tốt nhất là nên tránh tuyệt đối các loại chất kích thích này. Nếu trong trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải uống, bạn cần ăn no trước khi uống, tránh để các chất này tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày.

Đau dạ dày nên tránh chất kích thích caffeine

2.6. Đau dạ dày nên tránh ăn uống sai cách

  Việc ăn uống đúng cách ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiến triển của bệnh đau dạ dày. Lưu ý phải ăn uống đúng giờ giấc, không nên ăn trước khi đi ngủ. Nếu bụng đói thì chỉ nên uống một ly sữa ấm, điều này vừa có tác dụng bảo vệ dạ dày, vừa giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Vì thế người đau dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ để tăng tiết dịch tụy, từ đó làm dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày. Đặc biệt phải ăn chín uống sôi, và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Cụ thể người bị bệnh đau dạ dày nên tránh ăn gì, mời các bạn đọc phần tiếp theo.

3. Người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn gì?

3.1. Thức ăn nhiều vị chua, cay, có tính axit mạnh

  Các thực phẩm chua thường có tính axit rất cao (tiêu biểu như cam, chanh, quýt, xoài xanh, khế xanh…). Khi những thức ăn này đi vào dạ dày, vì có tính chua nên sẽ gây kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày, nhất là các vết loét bị xót, dễ dẫn tới nhiễm trùng, tổn thương lâu lành, từ đó mà các cơn đau dạ dày cũng khó chịu và trầm trọng hơn.

Đau dạ dày nên tránh thức ăn nhiều vị chua cay tính axit mạnh

  Bên cạnh đó, dịch vị axit dạ dày ở người bệnh đau dạ dày tiết nhiều hơn so với bình thường, nếu như ăn nhiều đồ chua, đồ cay (tiêu, ớt…) sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày, từ đó khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra một số đồ ăn chua khác như cà muối, dưa muối, hành muối, giấm… không chỉ khiến vết loét dạ dày lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, rất nguy hiểm.

Đau dạ dày nên tránh ăn dưa muối cà muối hành muối

3.2. Thức ăn lạnh

  Bệnh nhân đau dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi tiêu thụ đồ ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Sau bữa ăn cũng không nên uống đồ lạnh, vì khi đó thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu uống đồ lạnh ngay sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nhiệt độ nước uống lý tưởng là 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.

3.3. Đồ uống chứa caffeine

  Như đã đề cập ở trên, người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên uống đồ có chứa caffeine (là chất kích thích) như rượu bia, trà, cà phê… Chè xanh tốt với người bình thường nhưng lại rất hại với người đau dạ dày. Nó làm cho cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn, nhất là chè đặc và uống vào lúc đói.

Đau dạ dày nên tránh uống chè đặc

3.4. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

  Người bị đau dạ dày nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn chiên, rán, xào, nướng… chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật. Bởi vì thức ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo, khó tiêu hơn thức ăn bình thường, khi đi xuống dạ dày sẽ gây sức ép lớn cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động quá mức, bệnh đau dạ dày sẽ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày tốt nhất là nên ăn các loại cháo và đồ hấp, luộc để giảm tải cho dạ dày.

3.5. Thức ăn sinh hơi

  Đồ uống có gas, các loại thức ăn sinh hơi như khoai lang, khoai tây, bắp cải, súp lơ xanh… khi tiêu hóa dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Điều này không tốt cho hoạt động của dạ dày, dễ khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế các loại đồ ăn kể trên.

3.6. Một số loại rau củ quả khác mà người đau dạ dày nên tránh ăn

  • – Đậu nành, hay các chế phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành sẽ khiến cho axit dạ dày bị dư thừa, rất dễ gây đầy hơi, bệnh đau dạ dày sẽ càng nghiêm trọng hơn.
  • – Dưa chuột, chuối tiêu có tính hàn, người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.

Đau dạ dày không nên ăn chuối tiêu xanh

  • – Quả dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đang bị đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
  • – Đu đủ xanh chứa nhiều papain trong nhựa, đây là chất làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
  • – Quả hồng khi ăn thì nhựa có thể kết hợp với axit lúc dạ dày trống rỗng, tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan, nếu không thể thoát ra ngoài được sẽ đóng thành sỏi trong cơ thể. Vì vậy người đau dạ dày nên hạn chế ăn hồng, và chỉ nên ăn khi bụng no. Bài viết hữu ích khác: 5 cách giảm đau dạ dày hiệu quả

  Ngoài ra, khi bị đau dạ dày, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí thì bạn còn có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung bảo vệ dạ dày, hỗ trợ chữa đau dạ dày – Viên dạ dày AnviminViên dạ dày Anvimin là sự kết hợp hoàn hảo của 9 vị thuốc Đông y có công dụng trị bệnh đau dạ dày hiệu quả là Mai mực, Lá khôi, Khổ sâm, Hậu phác, Bồ công anh, Hương phụ, Nghệ vàng, Diên hồ sách và Minh phàn.

  • Viên dạ dày Anvimin có công dụng:
  • – Hỗ trợ bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • – Giảm các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng: đau âm ỉ, đau rát vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu.
  • Cam kết không gây tác dụng phụ.

LIÊN HỆ MUA VIÊN DẠ DÀY ANVIMIN HỖ TRỢ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

  • Công ty CP Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
  • – Địa chỉ: Số 37, ngõ 2 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
  • – Hotline: 0966755 995
  • – Fanpage: www.facebook.com/visuckhoecongdong/
  • – Website: www.visuckhoecongdong.com.vn
Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666