Thoái hóa khớp gối nỗi ám ảnh không của riêng tuổi già

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Đây là một trong những căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tàn phế bởi khớp gối giữ vai trò nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể, cũng là vùng chịu sức ép khi cơ thể cố gắng nâng một vật nặng lên, vì thế vùng này rất dễ bị tổn thương, viêm sưng… nên người bệnh cần lưu ý.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn.

  • Thoái hóa khớp gối một trong những căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tàn phế đặc biệt ở người cao tuổi
  • Thoái hóa khớp gối một trong những căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tàn phế đặc biệt ở người cao tuổi

Tổn thương chính trong thoái hóa khớp gối biểu hiện bởi tình trạng mòn và bong nứt lớp sụn. Sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm che chắn, bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp gối, sụn khớp bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày gây bất tiện trong sinh hoạt và đau đớn nhiều cho người bệnh.

Ngoài tổn thương ở sụn khớp và các biến đổi ở bề mặt khớp còn bao gồm: sự viêm dày của bao hoạt dịch khớp gối, sự hình thành gai xương ở rìa khớp gối gây ra những cơn đau mạn tính, cuối cùng là sự biến dạng khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động khớp gối. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh).

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Do tuổi tác: bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi). Bệnh phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi cao, các sụn khớp gối bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.

  • Tuổi tác nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
  • Tuổi tác nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (mãn kinh, đái tháo đường): Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn do nội tiết nữ bị suy giảm, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.

Do di truyền: những người có người trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ mắc khá cao.

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Giới tính và hormone: bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormone estrogen.

Do các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, túi hoạt dịch quanh khớp gối khiến trục khớp thay đổi. Một số chấn thương thường gặp là: rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, can lệch…

Sinh hoạt không đúng tư thế: ngồi, đứng quá lâu tại một chỗ, hoặc ngủ nghỉ sai tư thế sẽ gây áp lực và dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Lao động quá sức: thường xuyên khuân vác đồ nặng, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến các khớp xương thoái hóa nhanh hơn, trong đó có thoái hóa khớp gối.

Béo phì hay tăng cân quá nhanh: điều này sẽ gia tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.

Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần gây nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Do bẩm sinh: một số trường hợp người bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi…

Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như: viêm khớp thấp (bệnh tự miễn, ảnh hưởng tới tất cả các khớp cơ thể, trong đó có khớp gối), viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp…

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình

Nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp gối là vấn đề cấp thiết người bệnh cần quan tâm giúp giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối người bệnh cần phải quan tâm:

  • – Xuất hiện những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh vận động hoặc di chuyển.
  • – Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu gối. Đầu gối bị sưng tấy.
  • – Cơ cứng khớp đầu gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này người bệnh không cử động được bình thường, phải mất khoảng 15 – 20 phút để khớp giãn ra.
  • – Việc di chuyển trở nên khó khăn, khó duỗi, gập, nhấc chân thẳng.
  • – Đau khi đứng lên ngồi xuống. Nhất là khi đứng lên rất khó khăn và nhiều trường hợp người bệnh phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác mới đứng dậy được.
  • – Đau khi leo cầu thang và thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc không co được chân đủ để bước lên bậc.
  • – Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu thực hiện chọc hút dịch sẽ làm giảm đau và sưng đầu gối.
  • – Khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người thoái hóa khớp gối

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị các loại bệnh. Có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Nhóm thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên cần phải quan tâm:

  • Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối
  • Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối

Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…. là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3 có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần.

Nước hầm xương ống: Các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin, là những hợp chất cấu thành sụn. Bên cạnh đó, bổ sung lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.

Về thực vật: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm…. cũng được khuyên dùng nhờ đặc tính tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa tích cực.

Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối như đã nêu thì cao liễu trắng cũng một loại tinh chất hữu dụng khác được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng.

Liễu trắng với hoạt chất chính là Salicin, từ những năm 500 trước Công Nguyên đã được người Trung Quốc sử dụng để giảm đau, trị viêm. Năm 2012, nhóm các nhà khoa học Đức và Anh cũng đã nghiên cứu cơ chế tác động, tác dụng của liễu trắng với bệnh khớp và phát hiện ra rằng: Vỏ liễu trắng có thể giảm viêm và giảm đau khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, cao liễu trắng còn kích thích tái tạo collagen ở khớp, giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp hay diễn ra ở người cao tuổi.

Viên khớp Salix Plus sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp gối từ cao liễu trắng

Viên khớp Salix Plus, với thành phần chính là Cao liễu trắng và Glucosamine, cùng thành phần phụ là các loại thảo dược tốt cho xương khớp như Độc hoạt, Khương hoạt, Đương quy, Tang ký sinh, Ngưu tất, Tục đoạn, Phòng phòng, Đỗ trọng, Tang chi… chính là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng.

  • Viên khớp Salix Plus sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp gối từ cao liễu trắng
  • Viên khớp Salix Plus sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp gối từ cao liễu trắng

ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VIÊN KHỚP SALIX PLUS

  • * Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
  • * Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
  • * Điện thoại: 0984323166
  • * Email: visuckhoecongdong5@gmail.com
  • * Website: www.visuckhoecongdong.com.vn
Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666