5 cách giảm đau dạ dày cấp tốc hiệu quả

Sẽ ra sao nếu đúng lúc bạn đang đi ngoài đường, hay nhà vừa hết thuốc giảm đau thì cơn đau dạ dày tái phát? Sau khi cơn đau dạ dày qua đi thì nên làm gì? Hãy để chúng tôi gợi ý 5 cách giảm cơn đau dạ dày ngay tức thì dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày

  Thường khi đột nhiên bị đau bụng, người ta khó mà xác định được nguyên nhân chính xác của cơn đau đó. Vì đau dạ dày dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các loại đau bụng khác, nên trước tiên chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về những triệu chứng của đau dạ dày, từ đó áp dụng hợp lí các biện pháp giảm đau được đề xuất ở phần sau. 

Nguyên nhân gây đau dạ dày

1.1. Căn cứ đặc tính của cơn đau

1.1.1. Vị trí đầu tiên của điểm đau

  • – Vùng hố chậu phải: ruột thừa
  • – Vùng hạ sườn phải: gan, túi mật
  • – Vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn): dạ dày, tá tràng, đại tràng ngang…

1.1.2. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau

  • – Đau do thủng dạ dày thường xuất hiện đột ngột.
  • – Đau quặn thận, quặn gan thường xuất hiện sau khi vận động mạnh…

1.1.3. Hướng lan khi đau

  • – Đau quặn gan thường lan lên ngực và vai.
  • – Đau do niệu quản thường lan xuống bộ phận sinh dục và đùi.
  • – Đau dạ dày thường lan lên ngực và ra sau lưng…

1.1.4. Tính chất cơn đau

  • – Cảm giác đầy bụng, đau nhẹ: là cảm giác trướng bụng, khó tiêu, âm ạch… gặp nhiều trong rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày thể nhẹ.
  • – Đau quặn: là cảm giác đau từng cơn ở một vị trí nhất định, trội lên rồi dịu dần cho đến cơn sau.
  • – Đau thực sự: có thể là cảm giác đau xoắn vặn, đau âm ỉ, đau nhói, đau như dao đâm… (tùy vào loại bệnh và cảm giác của người bệnh).
  • – Cảm giác rát bỏng: thường là cảm giác bức bách, cồn cào dạ dày, gây nên do tình trạng quá cảm của niêm mạc dạ dày.
  • – Đau dữ dội ở thượng vị, đột ngột rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến toàn thân…

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau

  • – Đau sau khi vận động mạnh
  • – Đau do thay đổi thời tiết
  • – Đau do ăn uống không đúng cách (ăn nhanh, quá no, quá đói…)
  • – Đau do uống thuốc…

1.2. Căn cứ vào các biểu hiện đi kèm

  • – Các biểu hiện toàn thân: sốt, ngất, trụy tim mạch…
  • – Các biểu hiện liên quan đến bộ phận bị bệnh: nôn mửa, vàng da, vàng mắt, đái đục, đái máu, rối loạn đại tiện…

1.3. Căn cứ vào tiền sử người bệnh

  • – Nghề nghiệp (ví dụ: cơn đau bụng do ngộ độc chì…)
  • – Các bệnh mắc từ trước (như kiết lỵ, giang mai…)
  • – Tính chất tái phát nhiều lần của những cơn đau giống nhau: loét dạ dày tá tràng thường đau vùng thượng vị có chu kì, sỏi thận thường đau vùng hạ sườn phải (kèm theo sốt và vàng da) tái phát nhiều lần…

Bạn mà bị đau dạ dày nên biết: Những điều nên tránh ăn gì khi bị đau dạ dày!

2. 5 cách giảm cơn đau dạ dày ngay tức thì

2.1. Xoa bụng đúng cách để giảm nhanh cơn đau dạ dày

  Khi xuất hiện các cơn đau dạ dày đột ngột, cách đầu tiên và nhanh chóng nhất bạn có thể làm là xoa bụng. Chính sự massage của bàn tay với phần bụng đã giúp cho những cơn đau dịu bớt trong thời gian ngắn.

Cách giảm đau dạ dày bằng xoa bụng đúng cách:

Bước 1: Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau rồi xoa bụng theo chiều kim đồng hồ (lưu ý lực ấn vừa phải, không quá mạnh, không quá nhẹ). Để đạt hiệu quả tốt hơn có thể sử dụng dầu nóng xoa khắp bụng trước khi xoa bóp.

  Trong khi xoa bóp nhớ thở theo kiểu bụng thật lâu. Tốt nhất nên xoa bóp trong tư thế nằm ngửa thay vì ngồi để cơ thể thư giãn tốt hơn. 

giảm đau dạ dày bằng xoa bụng đúng kiểu

– Bước 2: (Lưu ý chỉ thực hiện bước này nếu cơn đau xuất hiện cường độ mạnh gây đau đớn.)

  Dùng ngón cái ấn vào điểm bị đau, nếu thấy giảm đau hẳn thì tiếp tục ấn đến khi thấy dễ chịu thì lại tiếp tục xoa bóp, massage bụng.

2.2. Chườm nóng bụng để xoa dịu cơn đau dạ dày

  Chườm nóng bụng cũng là liệu pháp hữu hiệu giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Nhiệt không chỉ tạo ra cảm giác thoải mái mà còn giúp tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng, từ đó giúp giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

  Các cách chườm nóng bụng đơn giản giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng:

– Dùng nước nóng: Cho nước nóng vào chai thủy tinh hoặc túi có khả năng chịu nhiệt, lăn qua lăn lại tại chỗ đau. Hoặc cũng có thể lấy 1 chiếc khăn dày nhúng nước ấm, vắt ráo nước rồi chườm lên bụng.

 

sử dụng nước nóng chườm bụng giảm dau

 

– Chườm muối: Rang một ít muối hột rồi bọc vào 1 chiếc khăn. Sau đó chườm lên vị trí đau. Nếu muối nguội thì rang lại cho nóng và chườm thêm vài lần cho đến khi cơn đau dạ dày dịu lại.

2.3. Dùng gừng tươi để giảm cơn đau dạ dày

  Gừng vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc rất hữu ích trong việc giảm đau, chống viêm nhiễm, cải thiện tình trạng hạ huyết áp, tim đập nhanh, chống co giật…

  Cách đơn giản nhất để đẩy lùi các cơn đau dạ dày là uống trà gừng. Chỉ cần thái một vài lát gừng rồi thả vào nước sôi là bạn đã có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày của mình. Hoặc kết hợp gừng với mật ong và chanh, đây là 3 nguyên liệu hoàn hảo để tạo ra một cốc trà gừng nhiều dưỡng chất có thể sử dụng hàng ngày.

đẩy lùi các cơn đau dạ dày là uống trà gừng

  Khi áp dụng phương pháp này bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • – Chỉ cần rửa sạch gừng và giữ nguyên vỏ (vì phần này chứa nhiều dược tính tốt).
  • – Không lạm dụng quá mức vì gừng có tính nhiệt, dễ gây nóng trong, khát nước.
  • – Tránh dùng gừng để giảm cơn đau dạ dày khi đang sốt cao, bị trĩ hoặc táo bón.

Có thể bạn sẽ thích: 10 loại thức phẩm tốt cho bệnh đau dạ dày

2.4. Dùng nước muối để giảm cơn đau dạ dày

  Pha muối với nước ấm để súc miệng có tác dụng giảm vi khuẩn, chống viêm lợi, chống viêm ngoài ra khi rửa. Uống nước muối ấm giúp làm sạch đường ruột, diệt vi khuẩn đường tiêu hóa, giảm các cơn đau dạ dày, co thắt, hay trường hợp chức năng dạ dày bị rối loạn.

  Mỗi khi bị đau dạ dày, hãy pha muối hột với nước ấm rồi uống từng ngụm nhỏ, một ngày có thể chia uống nhiều lần. Tuy nhiên không được uống quá nhiều, mỗi lần đau dạ dày bạn chỉ nên uống vài ngụm nhỏ. Dùng nước muối ấm để giảm cơn đau dạ dày

2.5. Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

  Khi cơn đau dạ dày ập đến đội ngột, đau dạ dày dữ dội, bạn có thể tìm trong tủ thuốc hoặc mua sử dụng một số loại thuốc như:

  • – Thuốc kháng acid (hoặc 1 trong các loại như Varogel, Simelox, Phosphalugel): 1 gói.
  • – Thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn đường uống: (hoặc 1 trong các loại như Spasmaverine, Drotaverine (Nospa), Alverine (Meteospasmyl): 1 liều theo chỉ định.
  • – Các chỉ dẫn dùng thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo, nên thận trọng trước khi sử dụng thuốc và xem kỹ hướng dẫn trước khi dùng.  

sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

  Đây là cách phổ biến và có tác dụng đẩy lùi cơn đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc giảm đau lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức đề kháng và đường tiêu hóa của người bệnh. Người dùng cần phải sử dụng theo chỉ định và liều lượng do bác sĩ khuyến cáo.

  Tiến sĩ, BS Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh, ngày nay chúng ta quá dễ dàng mua và sử dụng thuốc Tây, nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng chuyển thành các bệnh mạn tính khó điều trị. Uống quá nhiều kháng sinh có thể gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, thận, và nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn tính. Sử dụng các thuốc trung hoà như Gastropugit, Maloxx thì quá mạnh và nếu kéo dài dễ gây viêm ngược dạ dày do kiềm hoá. Còn với các loại thuốc giãn cơ trơn như Nospa, Buscopan, tuy có thể giảm đau dạ dày nhanh, nhưng nếu lạm dụng có thể gây nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày mà bệnh nhân khó nhận biết.

  Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên chọn các loại thuốc Đông y có nguồn gốc tự nhiên, vừa có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài, vừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả, khả năng chữa dứt điểm cao. 

3. Sau khi cơn đau dạ dày qua đi nên làm gì?

  Sau khi cơn đau dạ dày bị đẩy lùi, bạn nên:

  • – Sắp xếp thời gian, công việc càng sớm càng tốt để tới gặp bác sĩ khám chữa chuyên nghiệp. Đây là cơ sở của việc điều trị thành công, tránh tái phát, ngăn ngừa các nguy cơ có thể mắc phải về lâu về dài.
  • – Sau khi đi khám, cần tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ yêu cầu cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu nhiễm HP thì phải điều trị đến khi âm tính mới dừng.
  • – Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cách.
  • – Dự trữ thuốc giảm đau hoặc bao niêm mạc mà bác sĩ đã kê riêng cho bạn, ít nhất đủ 1 liều, đề phòng cơn đau bất ngờ quay lại.
  • – Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị đau dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 Bạn có thể tham khảo sử dụng Viên dạ dày Anvimin được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, là sự kết hợp của 9 loại thảo dược thiên nhiên và vị thuốc đông y có công dụng tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa là: Mai mực (Ô tặc cốt), Lá khôi, Khổ sâm. Hậu phác, Bồ công anh, Hương phụ, Uất kim (nghệ vàng), Diên hồ sách, Minh phàn (phèn chua).  

  Viên dạ dày Anvimin có công dụng: Hỗ trợ bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng; Giảm các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng: đau âm ỉ, đau rát vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu.

  Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. 

  Nói chung, các biện pháp được chúng tôi đưa ra phía trên chỉ có tác dụng giảm đau dạ dày tạm thời vào các thời điểm nhất định. Còn về lâu dài, muốn trị dứt điểm bệnh đau dạ dày thì cần tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị của bác sĩ, kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung được chiết xuất từ các vị thuốc đông y bảo vệ sức khỏe dạ dày và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.

LIÊN HỆ MUA VIÊN DẠ DÀY ANVIMIN HỖ TRỢ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666