Bệnh đau dạ dày | Kiến thức tổng quan về bệnh dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội. Bệnh đau dạ dày đã trở lên rất phổ biến trong xã hội hiện này. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về bệnh dạ dày này. Hãy cùng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng tìm hiểu về bệnh đau dạ dày này nhé!

1. Bệnh đau dạ dày và thực trạng

  Bệnh đau dạ dày trong tiếng anh là stomachache. Đau dạ dày là tình trạng những cơn đau do tổn thương bên trong dạ dày, niêm mạc dạ dày với các biểu hiện, triệu chứng rất rõ ràng. Tùy vào vị trí đau mà sẽ gọi với những tên khác nhau như viêm loét dạ dày, viêm tâm vị, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét bờ cong nhỏ, loét tiền môn vị, loét hang vị, viêm tá tràng, viêm hành tá tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày

  Theo điều tra trong những năm gần đây, tại Việt Nam bệnh đau dạ dày chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong danh sách các bệnh về đường tiêu hóa có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt nhiễm khuẩn HP (Helicobactor Pylori) – tác nhân chính gây nên các bệnh dạ dày cấp và mãn tính. Bệnh lý dạ dày nghiêm trọng nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị, hang vị. Đây đều là những vị trí dễ chuyển biến thành ung thư. Khi tình trạng bệnh ngày một xấu, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

  • Bệnh đau dạ dày và thực trạng của bệnh đau dạ dày
  • Bệnh đau dạ dày và thực trạng của bệnh đau dạ dày

  Những cơn đau dạ dày mạn tính không khó đối phó nhưng lại rất khó để chữa trị dứt điểm. Theo thống kê của Thư viên Y tế quốc gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày tá tràng trong vòng 2 năm (sau khi diệt vi khuẩn HP) là 3,02% nhưng có thể tăng lên đến 83,9% đối với những bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc chống viêm. Đây chính là minh chứng cảnh báo mức độ dai dẳng của căn bệnh đau dạ dày nhiều người mắc phải này.

2. Những triệu chứng của bệnh đau dạ dày

  Nếu gặp phải những triệu chứng đau dạ dày dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác nhận và có lời khuyên hữu ích về bệnh đau dạ dày.

  • – Cảm giác đau bụng trên (vùng bụng trên rốn): Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau dạ dày là đau tức vùng thượng vị sau khi để bụng quá đói hoặc ăn quá no. Tuy nhiên mức độ không giống nhau, có người chỉ bị nhẹ, có người thì cơn đau kéo dài.
  • – Tự nhiên cảm thấy buồn nôn và nôn ói: Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh đau dạ dày. Chứng nôn ra ngoài không chỉ khiến bạn bị mất nước mà còn có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.
  • – Dạ dày chảy máu: Bạn có thể phát hiện ra triệu chứng này khi thấy bản thân khi nôn ói có kèm theo máu hoặc đi ngoài thấy phân có lẫn máu. Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất, có thể đe dọa đến tính mạng nên tuyệt đối không được xem nhẹ. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.
  • – Kém ăn, chậm tiêu: Bệnh đau dạ dày khiến thức ăn không được tiêu hóa mà bị ứ đọng trong thời gian dài khiến bụng đau tức, khó chịu, cảm giác thèm ăn biến mất, lâu ngày sẽ khiến người bệnh dễ bị thiếu chất, cơ thể yếu đi thấy rõ.
  • – Hay ợ hơi: Dạ dày bị đau không tiêu hóa được thức ăn khiến chúng bị lên men, đây là nguyên nhân của chứng ợ hơi. Khi ợ sẽ có cảm giác đau phần xương ức hoặc phần sau mũi.
  • Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
  • Triệu chứng của bệnh đau dạ dày (hình ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

  Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do cách ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Tuy nhiên một số người có chế độ ăn uống điều độ vẫn bị đau dạ dày. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đau dạ dày:

  • – Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): là vi khuẩn được tìm thấy ở niêm mạc dạ dày và là tác nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày mà mọi người hay gặp.
  • – Thói quen ăn uống: ăn nhanh, ăn quá no, ăn không đúng giờ giấc, để bụng quá đói hoặc quá no, hoạt động ngay sau khi ăn, ăn nhiều đồ chua, đồ cay…
  • – Sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích thường xuyên
  • – Hay lo âu, căng thẳng, stress
  • – Thức khuya cũng dễ gây đau dạ dày
  • – Lạm dụng thuốc Tây y: hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ, người trung niên hoặc cao tuổi do thói quen dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh khác… Bạn đã biết 5 cách giảm đau dạ dày cấp tốc chưa?
  • Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
  • Những nguyên nhân chính của bệnh đau dạ dày

4. 5 Biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày

  • Biến chứng viêm loét dạ dày mãn tính
  • Biến chứng xuất huyết dạ dày
  • Biến chứng thủng dạ dày
  • Biến chứng hẹp môn vị
  • Biến chứng ung thư dạ dày
  • 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày
  • 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày (hình ảnh minh họa)

5. Đau dạ dày ăn gì và không nên ăn gì?

5.1. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh đau dạ dày.

– Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

  Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh đau dạ dày. Có thể sử dụng những món như cháo, súp, bánh giò… Người đang bị những đợt viêm cấp hoặc ổ loét trên dạ dày có thể sử dụng sữa trong giai đoạn đầu điều trị hoặc sử dụng loại bột này cho bữa sáng như bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt…

– Thực phẩm chứa nhiều vi chất, đủ năng lượng

 Người bị đau dạ dày thường có triệu chứng đầy chướng bụng và chán ăn, hơn nữa chức năng bị tiêu hóa rối loạn dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng, thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Do đó, cần có chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

– Thực phẩm giúp trung hòa acid

  Acid tăng tiết nhiều tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây đau và tổn thương. Trung hòa acid dịch vị cũng là biên pháp trong phác đồ điều trị. Một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày là bánh mì có tác dụng làm dịu cơn đau, trung hòa được một phần acid giúp dạ dày có cảm giác dễ chịu hơn.

– Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

  Một số loại thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Các loại thực phẩm có thể kể ra như trứng, sữa, gạo nếp, khoai tây… việc uống sữa với chế độ hợp lí cũng sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày. Ngoài việc có một chế độ ăn khoa học bạn nên có một số nguyên tắc trong chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi để quá trình điều trị đau dạ dày được hiệu quả hơn. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về những loại thực phẩm tốt cho dạ dày tại đây!

  • Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh đau dạ dày (hình ảnh minh họa)
  • Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh đau dạ dày (hình ảnh minh họa) 

5.2. Những thực phẩm người đau dạ dày nên kiêng ăn

– Thực phẩm kích ứng dạ dày

  Các thực phẩm cay nóng, chua, chứa nhiều acid là nhóm thực phẩm kích ứng niêm mạc dạ dày rất mạnh. Khi bị đau dạ dày và ăn những thực phẩm này bạn có thể gặp cơn đau ngay sau nó, tình trạng bệnh cũng có thể trầm trọng hơn.

– Đồ ăn khó tiêu

  Các món chiên xào nhiều dầu mỡ là điển hình của nhóm đồ ăn khó tiêu. Ngoài ra, thực phẩm chứa quá nhiều đạm như thịt chó hay như socola, sữa nguyên kem cũng sẽ gây ra gánh nặng cho dạ dày.

– Đồ ăn cứng, sắc cạnh, quá nhiều chất xơ

  Những đồ ăn như vậy có thể gây tổn thương thêm cho dạ dày của bạn. Với các thực phẩm này, bạn có thể cắt nhỏ, nấu chín nhờ hoặc chỉ dùng nước, bỏ cái.

– Thực phẩm sinh hơi

  Các loại nước có ga, các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành… khi ăn có khả năng sinh nhiều hơi, làm thêm đầy bụng chướng ợ hơi.

– Thực phẩm chứa các chất độc hại cho dạ dày

+) Trứng chưa chín hoặc quá chín: vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa.

+) Các loại nấm: nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non  (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

+) Măng, sắn: chúng chứa một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

  • Bệnh đau dạ dày nên kiêng ăn gì
  • Bệnh đau dạ dày nên kiêng ăn gì (hình ảnh minh họa)

6. Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày

– Ăn uống đúng giờ

  Người bị đau dạ dày tuyệt đối không được để bụng quá đói hoặc quá no, tránh bỏ bữa ăn rồi ăn bù. Nên ăn đúng giờ, bỏ ngay thói quen ăn đêm vì không chỉ gây béo cho cơ thể. Ăn đêm cũng sẽ khiến bạn khó chịu vì thức ăn tối chưa được tiêu hóa hết lại phải nạp thêm thức ăn đêm dẫn đến tình trạng sáng dậy sẽ đầy bụng và khả năng cao sẽ bỏ bữa sáng.

– Chia nhỏ bữa ăn

  Hãy chia nhỏ bữa ăn ra, ăn đồ không quá cứng với lượng vừa phải. Ngoài ra, khi ăn nên nhai kỹ, không nên ăn cơm cùng với canh vì như vậy thức ăn không được nhai kỹ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nhai kỹ còn khiến tiết nước bọt ra nhiều hơn giúp trung hòa lượng aicd ở người bệnh đau dạ dày.

  Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh đau dạ dày của bạn. Hy vọng với bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Ngay từ hôm nay hãy tập cho mình một thói quen ăn uống khoa học, đó là cách chữa đau dạ dày và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

– Tập thể dục hàng ngày 

  • Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày (hình ảnh minh họa)
  • Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày (hình ảnh minh họa)

7. Những đồ uống tốt cho bệnh nhân dạ dày

– Sữa chua uống hoặc sữa chua đồ uống tốt cho bệnh dạ dày

  Sữa chua chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong sữa chua có chứa một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza có lợi cho đường ruột, nâng cao chất lượng làm việc hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích tăng lợi khuẩn đường ruột, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn sữa chua khi đã ăn no. Những người không đau dạ dày nên ăn sữa chua khi đói cũng có nguy cơ gây đau dạ dày. Thời gian hợp lý nhất để ăn sữa chua là vào buổi tối sau ăn 1 giờ.

– Nghệ – mật ong đồ uống tốt cho bệnh nhân dạ dày

  Nghệ và mật ong là cách chữa dân gian rất hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều người bệnh sử dụng nghệ và mật ong để cải thiện các triệu chứng của mình. Tuy nhien bạn cần lưu ý, nghệ đen và nghệ vàng có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn. Do tính chất phá huyệt, nghệ đen không có tác dụng làm lành vết thương mà lại khiến việc điều trị trở nên khó khăn, vết thương lâu lành.

– Trà hoa cúc thanh lọc cơ thể

  Trà hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị dạ dày nó giúp làm dịu dạ dày. Nếu bạn đang bị phản ứng dị thức ăn, hoa cúc sẽ trợ giúp bằng sự xuất hiện của một chất chống viêm có tên chamazulen. Trà hoa cúc cũng là một loại thuốc an thần tự nhiên có tác dụng giảm căng thẳng nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau dạ dày. Điều quan trọng là bạn phải pha trà hoa cúc bằng nước nóng chứ không phải đun sôi chúng.

– Nước dừa

  Một trái dừa xiêm đầy nước không những là giải pháp giải khát tuyệt vời trong ngày hè oi bức, nó còn lại loại đồ uống cực tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày và trào ngược acid dạ dày. Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải hữu ích như kali,  giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, mà điều này rất quan trọng với bệnh nhân dạ dày.

  • Những đồ uống tốt cho bệnh dạ dày (hình ảnh minh họa)
  • Những đồ uống tốt cho bệnh dạ dày (hình ảnh minh họa)

– Nước ép trái cây

8. Cách chữa bệnh đau dạ dày

  Dạ dày được bảo vệ bởi một lớp thành niêm mạc và một lớp chất nhầy. Khi 2 lớp bảo vệ này bị tổn thương, dạ dày dễ bị các vi khuẩn cũng như chính dịch axit do dạ dày tiết ra làm tổn hại, gây ra chứng đau dạ dày. Cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất là hạn chế lượng axit tiết ra, giúp dạ dày luôn trong trạng thái ổn định. Tuy nhiên nếu dùng thuốc Tân dược trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, gây tổn hại cho dạ dày, vì vậy ta cần nghiên cứu, áp dụng các liệu pháp điều trị an toàn hơn. Bạn có thể tham khảo các cách chữa bệnh đau dạ dày chúng tôi gợi ý sau đây.

  • Cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
  • Cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất

8.1. Chữa bệnh đau dạ dày bằng việc thay đổi các thói quen xấu

 Việc đầu tiên cần làm để chữa trị bệnh đau dạ dày chính là điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt.

  • – Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn uống vội vàng: Nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kỹ sẽ khó tiêu hóa và dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Ăn chậm, nhai kỹ còn góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn hại.
  • – Giờ giấc ăn uống hợp lí: Mỗi ngày cần ăn 3 bữa chính, mỗi bữa không ăn quá nhiều khiến bụng căng tức, cũng không nhịn ăn quá giờ để bụng quá đói. Việc này giúp dạ dày điều chỉnh dịch tiêu hóa ổn định hơn.
  • – Lựa chọn thực phẩm thích hợp: thay vì ăn các đồ chua, cay, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, uống nhiều chè, cà phê, rượu bia, bạn nên tập thói quen ăn nhiều rau củ quả, đồ hấp, luộc dễ tiêu.
  • – Không thức khuya, luôn giữ cho tâm trạng luôn thoải mái…

8.2. Chữa bệnh đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian

Nghệ vàng (Uất kim) chữa đau dạ dày

  Nghệ vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý trong Đông y có hoạt tính chống viêm cấp tính, mạn tính và chống loét dạ dày. Trong nghệ còn chứa curcumin có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày, ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày. Bạn có thể pha tinh bột nghệ với nước trắng uống mỗi ngày hoặc kết hợp tinh bột nghệ và mật ong để chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nghệ và mật ong đều có tính ấm nóng nên chỉ thích hợp cho người bệnh đau dạ dày thuộc thể hư hàn. Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm hang vị dạ dày do nhiệt tích tụ gây ra thì nghệ và mật ong không những vô tác dụng mà thậm chí có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

  • nghệ vàng chữa bệnh dạ dày
  • Nghệ vàng có tác dụng rất tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày

Chè dây chữa đau dạ dày

  Trong chè dây chứa flavonoid, chất có tác dụng giảm thể tích dịch vị, giảm độ axit tự do và axit toàn phần. Chè dây cũng có tác dụng làm sạch vi khuẩn HP, chống viêm, cắt cơn đau nhanh, chữa bệnh đau dạ dày. Bạn chỉ cần dùng khoảng 15g chè dây phơi khô, pha như nước chè thường và uống thay nước hàng ngày, vừa có tác dụng thanh nhiệt, vừa chữa đau dạ dày hiệu quả.

  • Chè dây chữa đau dạ dày
  • Chè dây hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Lá khôi chữa đau dạ dày

  Lá khôi có thành phần hóa học chính là Tanin và Glucoside, có tác dung chống viêm, se vết loét, liền sẹo, giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ vậy mà nước sắc lá khôi rất hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, trị đau dạ dày tá tràng, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, giúp người bệnh có cảm giác khoan khoái, dễ chịu.

  • Kinh nghiệm chữa dạ dày từ lá khôi
  • Lá khôi ức chế vi khuẩn HP chữa đau dạ dày hiệu quả

Lá mơ chữa đau dạ dày

  Theo Đông y, lá mơ có vị đắng nhẹ, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, trừ phong, hoạt huyết, trừ thấp tiêu thũng. Khoa học cũng chứng minh trong lá mơ chứa nhiều vitamin C, carotene và tinh dầu có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Để chữa đau dạ dày, bạn có thể dùng lá mơ vắt nước uống, hoặc ăn lá mơ kèm trứng.

  • Lá mơ rất tốt cho người đau dạ dày
  • Lá mơ kháng viêm cao rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Chuối hột xanh chữa đau dạ dày

  Chuối hột xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hoạt động của đường tiêu hóa, giúp ích cho các lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó chuối hột xạnh cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày với chuối hột xanh như sau:
  • – Dùng quả chuối hột xanh rửa sạch, gọt vỏ ngoài và ngâm nước cho ra bớt nhựa.
  • – Thái lát mỏng, đem phơi khô/sấy rồi nghiền thành bột mịn, pha với nước ấm dùng dần.
  • – Uống 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê.

  Có thể kếp hợp với mật ong (cứ 2 thìa bột chuối trộn cùng 1 thìa mật ong) để ăn hoặc pha nước uống chữa bệnh đau dạ dày cũng hiệu quả.

  • Chuối hột tác dụng tốt cho người bệnh dạ dày
  • Chuổi hột bổ sung chất sơ và vitamin cho người đau dạ dày

Cam thảo chữa đau dạ dày

  Các nhà khoa học đã nghiên cứu, cam thảo có tác dụng giảm cholesterol, giải độc, chống viêm, ức chế tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó cam thảo cũng làm tăng nồng độ prostaglandin, thúc đẩy tiết chất nhầy trong dạ dày, sản sinh tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Bạn có thể ăn một miếng cam thảo trước bữa cơm hoặc dùng chung với nước trà đều đem lại tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên không được quá lạm dụng cam thảo vì có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

  • Cam thảo chữa dạ dày tốt
  • Cam thảo giảm độc chống viêm ức chế tế bảo ung thứ

Nha đam chữa đau dạ dày

  •   Nha đam không chỉ là thành phần quen thuộc trong giới làm đẹp mà còn có tác dụng rất tốt với dạ dày. Theo các nhà khoa học, trong gel của nha đam chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế men pepsin và acid hydrochloric hạn chế tiết ra nhiều, tránh tình trạng viêm loét dạ dày, giúp nhuận tràng hiệu quả.
  • – Chuẩn bị: Nha đam tươi 5 lá, mật ong 500ml.
  • – Rửa sạch lá nha đam, bóc vỏ xanh bên ngoài.
  • – Thái nhỏ số nha đam đã bóc, xay nhuyễn bằng máy say sinh tố.
  • – Trộn với mật ong dùng dần, mỗi ngày dùng 30ml, chia thành 2-3 lần.
  • – Chế biến một lần thì có thể dùng trong 1 tuần.
  • Nha đam giảm đau dạ dày rất tốt
  • Nha đam giúp nhuận tràng

Màng mề gà chữa bệnh đau dạ dày

  Theo y học cổ truyền, màng mề gà (kê nội kim – lớp màu vàng phủ mặt trong của mề gà) có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích (ít ăn, bụng đầy) ở trẻ em, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt…

  • Cách dùng màng mề gà chữa đau dạ dày:
  • – Lấy mề gà mổ ra, bóc lớp màng màu vàng bao quanh, đem rửa sạch rồi phơi. Khi dùng đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được. Bảo quản nơi khô ráo, tránh đè nặng làm vỡ nát.
  • – Chữa đau dạ dày: Bột mịn màng mề gà 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Trộn tất cả thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.
  • – Chữa viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán thành bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6g.
  • mang-mao-ga-co-tac-dung-tot-cho-benh-da-day
  • Mề gà vị thuốc đặc trị dạ dày

Diên hồ sách chữa đau dạ dày

  Diên hồ sách là một vị thuốc Đông y có vị cay hơi đắng, tính ôn, không độc, có tính hoạt huyết, lợi khí, tán ứ, giảm đau nên thường được dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng ra khí hư ở phụ nữ, đau nhức do tụ máu, thoát vị bụng dưới, đau bụng trên, sản hậu ứ huyết thành hòn cục. Bài thuốc trị đau dạ dày với diên hồ sách bạn có thể tham khảo: Diên hồ sách, trần bì, cam thảo đồng lượng 12g, hương phụ, ô dược đồng lượng 20g, sa nhân 8g. Đập nát diên hồ sách rồi đem sắc với các vị thuốc còn lại, đun 1500ml nước để lấy 150ml cốt thuốc. Chia uống 3 phần vào ban ngày, 1 phần uống ban đêm, dùng liên tục 4 ngày thì đau dạ dày sẽ giảm hẳn.

  • Diên hồ sách chữa đau dạ dày
  • Diên hồ sách chữa đau dạ dày (hình ảnh minh họa)

Minh phàn (phèn chua) điều trị viêm dạ dày

  Minh phàn, hay còn gọi nôm na là Phèn chua, có vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng theo Y học cổ truyền. Bên cạnh việc chữa các bệnh ngoài da như hắc lào, hôi nách, nước ăn chân, hôi chân…, phèn chua có tác dụng điều trị viêm dạ dày, ruột cấp và mãn tính, nôn mửa, kiết lỵ hiệu quả.

  • Minh phàn chữa viêm dạ dày
  • Minh phàn chữa viêm dạ dày (hình ảnh minh họa)

Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Tân dược

  Nếu phát hiện cơ thể có triệu chứng đau dạ dày, tuyệt đối không được chủ quan mà phải tới gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết về các biện pháp điều trị phù hợp. Sau khi tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chữa đau dạ dày thích hợp. Một số loại thuốc hay được sử dụng là:

  • – Thuốc chống axit: Cacbonate monosodique, Barudon, oxthazaine, Polisilane gel… có tác dụng trung hòa, làm tê, giảm cảm giác đau hiệu quả.
  • – Thuốc kháng sinh như Tinidazol, Metronidazol… giúp điều trị các triệu chứng viêm loét, giảm đau dạ dày hiệu quả.

  Tuy nhiên việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc Tây không được khuyến khích vì khó trị bệnh dứt điểm và sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng dạ dày. Do đó, trong quá trình sử dụng cần hết sức cẩn trọng, tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng. Trong quá trình sử dụng nếu có bất cứ phản ứng nào bất thường, cần ngưng sử dụng và tới gặp bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.

8.3. Chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả với Viên dạ dày Anvimin

  •   Nếu cảm thấy việc áp dụng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày bên trên quá phức tạp và tốn thời gian, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bổ sung – Viên dạ dày Anvimin được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, là sự kết hợp của 9 loại thảo dược thiên nhiên và vị thuốc đông y có công dụng tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa là
  • – Mai mực (Ô tặc cốt)
  • – Lá khôi
  • – Khổ sâm
  • – Hậu phác
  • – Bồ công anh
  • – Hương phụ
  • – Uất kim (nghệ vàng)
  • – Diên hồ sách
  • – Minh phàn (phèn chua).
  • Viên dạ dày Anvimin có công dụng:
  • – Hỗ trợ bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • – Giảm các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng: đau âm ỉ, đau rát vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu.
  •  Cam kết không gây tác dụng phụ. Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

LIÊN HỆ MUA VIÊN DẠ DÀY ANVIMIN HỖ TRỢ CHỮA ĐAU DẠ DÀY

  • Công ty CP Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
  • – Địa chỉ: Số 37, ngõ 2 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
  • – Hotline: 0966755 995
  • – Fanpage: www.facebook.com/visuckhoecongdong/
  • – Website: www.visuckhoecongdong.com.vn

  Tóm lại, bệnh đau dạ dày muốn chữa khỏi cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và điều trị bằng thuốc Đông y, Tây y (tùy theo chỉ định của bác sĩ) phù hợp, không được lạm dụng thuốc và có thể sử dụng kết hợp Viên dạ dày Anvimin để đem lại kết quả tốt hơn trong quá trình chữa trị đau dạ dày. Còn nhiều bài viết hay khác về sức khỏe nam giới hay đang đợi bạn

Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666