Không chỉ gây nên những tình trạng khó chịu ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh viêm loét dạ dày còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: ung thư; thủng dạ dày;… Đặc biệt, căn bệnh viêm loét dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa. Quá trình điều trị bệnh, ngoài việc tuân thủ theo liệu trình kê đơn thì dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, kèm theo vết loét do acid dịch vị và pepsin kích thích. Hiện tượng này xảy ra do sự kết hợp của các axit dư thừa với thuốc, vi khuẩn và độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó, hình thành nên các lỗ nhỏ trên mô lót dạ dày, bộ phận ruột non và các cơ quan khác. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ có tác dụng vô cùng lớn đến việc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
- Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu muốn điều trị bệnh trong thời gian ngắn nhất cũng như điều trị dứt điểm căn bệnh thì người bệnh cần bổ sung nhóm thực phẩm giúp giảm tiết acid dịch vị, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày như:
- Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo tẻ, khoai tây, bánh ngọt, khoai lang… sẽ giúp giảm tiết acid dịch vị, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm nhiều đạm: Thịt nạc, cá, sữa đậu nành… có vai trò trung hòa acid dạ dày.
Nhóm chất béo: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, vừng… giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây như quả bơ, táo, đu đủ chín… sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất để tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời nhóm thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật.
Nhóm chất xơ tự nhiên: Một số loại rau củ như bắp cải, đậu bắp, cải xanh… sẽ cung cấp đầy đủ chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa nhanh, làm lành niêm mạc dạ dày.
Lưu ý đối với người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng thực phẩm dưới dạng hầm nhừ, luộc kỹ hoặc nghiền nát, xay nhuyễn.
Người mắc viêm loét dạ dày nên uống gì?
Quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngoài thức ăn thì đồ uống cũng đóng một vai trò thiết yếu vô cùng quan trọng. Bởi đối với người bệnh, việc uống gì, uống như thế nào cũng luôn là một bài toán khó, đặc biệt là uống thứ gì để vừa xoa dịu, vừa ngăn ngừa những cơn đau…
Uống đủ nước mỗi ngày
Bệnh viêm loét dạ dày thường có các biểu hiện như buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng khiến người bệnh mệt mỏi và mất nhiều sức nên rất cần được bổ sung nước. Thêm vào đó, việc bổ sung nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố và đảm bảo các phản ứng thủy phân được diễn ra bình thường. Nước cũng giúp phòng ngừa các triệu chứng viêm loét và đặc biệt có lợi cho da. Lượng nước phù hợp mà người bệnh nên sử dụng hàng ngày nằm ở khoảng từ 7 – 9 cốc (tức là từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày).
- Người bị viêm loét dạ dày nên uống nhiều nước
Nước dừa, nước ép
Nếu bạn mắc phải tình trạng ăn uống kém, bị tiêu chảy hoặc nôn ói sau khi ăn thì đừng quên sử dụng nước dừa thường xuyên. Vì giàu điện giải natri, canxi, kali, nước dừa sẽ giúp bổ sung các thiếu hụt hoặc bù lại các dưỡng chất đã mất cho cơ thể.
Nếu không thích nước dừa, nước ép táo, cà rốt, kiwi và nước ép rau bina cũng sẽ là một giải pháp thay thế tối ưu. Tuy nhiên, chỉ sử dụng nước ép trái cây tươi, không nên dùng nước ép quả đóng gói.
Trà xanh, trà gừng, trà thảo dược
Khác với công dụng của nước dừa, nước ép trái cây, các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp ngăn ngừa hiệu quả các chứng khó tiêu, đầy bụng và giúp điều hòa tốt hệ tiêu hóa. Đặc biệt, trong các loại trà, trà xanh được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Trong trà xanh có chứa catechin giúp chống viêm dạ dày và làm dịu cơn đau rất tốt. Bạn có thể thay thế trà xanh bằng trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc hoặc trà gừng vì nó cũng có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
Thức uống có hàm lượng mỡ sữa thấp
Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong trường hợp bạn không thể ăn uống được nhiều thì các sản phẩm sữa có hàm lượng mỡ sữa thấp sẽ khá phù hợp. Nguyên nhân là do chúng có khả năng kiềm chế dạ dày tiết chất axit, giúp đề phòng các kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bị viêm loét dạ dày người bệnh nên kiêng gì?
Ngoài việc bổ sung thực phẩm tốt cho bao tử thì người mắc bệnh viêm loét dạ dày cũng nên chú ý đến những nhóm đồ ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe của bản thân như:
Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn nhanh… chứa nhiều chất bảo quản gây khó tiêu, không tốt cho chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ rán, chiên xào, khoai tây chiên… sẽ khiến vết viêm loét dạ dày nặng hơn.
Thịt màu đỏ: Thịt bò, thịt lợn… có hàm lượng protein cùng acid khá cao. Điều này sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng nghiêm trọng.
Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nhiều hơn.
Thực phẩm nhiều acid: Các loại hoa quả nhiều vitamin C (bưởi, cam, dâu tây…) hoặc đồ ăn quá cứng, có gân sụn sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, khiến bệnh viêm loét dạ dày tiến triển xấu.
Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đặc… sẽ gây hại trực tiếp đến dạ dày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét kéo dài ở dạ dày mà chúng ta cần tránh.
- Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng sản phẩm Anvimin
Bên cạnh những chế độ dinh dưỡng như đã nêu, quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày người bênh có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị bệnh tình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Một trong những sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anvimin.
- Anvimin giải pháp cho bệnh viêm loét dạ dày
Sản phẩm Anvimin có thành phần được chiết xuất từ các loại thảo dược quý như: mai mực, lá khôi, khổ sâm, hậu phác, hương phụ… có tác dụng làm sạch khuẩn gây viêm loét, ung thư dạ dày, trung hòa và giảm tiết acid dịch vị và kích thích làm liền sẹo các ổ loét nhanh chóng. Đồng thời, Anvimin giúp kiện tỳ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Từ đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh ăn ngon và hấp thu tốt hơn.
Anvimin được bào chế dưới dạng viên nang bằng công nghệ hiện đại, tiết kiệm thời gian đun sắc, tiện lợi khi sử dụng và bảo quản. Hơn nữa, các tinh chất có trong dược liệu cũng được bảo tồn tối đa, đảm bảo người bệnh hấp thu dược tính một các tốt nhất.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sức Khỏe Cộng Đồng với nhà máy hiện đại, sử dụng nguồn dược liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng sản phẩm theo liệu trình 2 – 3 tháng. Với trường hợp mãn tính thì người bệnh có thể dùng lâu hơn. Giá thành của sản phẩm Anvimin so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường cũng khá hợp lý, phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân.
Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
- * Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- * Điện thoại: 0246 650 5803
- * Hotline: 0966 755 995
- * Email: visuckhoecongdong5@gmail.com
- * Website: www.visuckhoecongdong.com.vn