Mẹo chữa nôn trở ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà mẹ bầu nên biết

Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Để khắc phục tình trạng trên mẹ có thể áp dụng ngay những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh dân gian hiệu quả sau đây. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!.

1.Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Có hai nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

-Nôn trớ sinh lý:

Bé nôn trớ do dạ dày của bé nằm ngang, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu. Bé sẽ tự động hết nôn trớ sinh lý khi được 12-18 tháng tuổi. Bé cũng có thể bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, ho, khóc quấy kéo dài. Thực tế, nguyên nhân lớn khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là do chế độ chăm sóc chưa đúng cách như: mùi vị các loại thức ăn không thích hợp, bé bị ép ăn nên sợ ăn, khi ăn có phản xạ nôn; bé ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng; cách cho trẻ ăn hay bú không đúng…

Nôn trớ thường hay gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ

Nôn trớ thường hay gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ (hình ảnh minh họa)

-Nôn trớ bệnh lí:

Xảy ra khi bé gặp bất thường như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị và nhiều bệnh lý, viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp. Lúc này, bé thường nôn trớ kèm theo bụng chướng, đau bụng quằn quại, nôn và co giật, xuất hiện máu khi nôn trớ, bạn cần cho bé khám bác sĩ để được khám và điều trị

1.1.Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các bé sơ sinh thường bị nôn trớ, nhất là ở những tuần đầu sau sinh, những khi bé vừa ăn no hoặc vặn người. Hiện tượng nôn trớ thường tự hết sau mỗi 6 – 24 tiếng mà không cần được điều trị đặc biệt. Thế nên chỉ cần bé khỏe mạnh và tiếp tục tăng cân, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy nên nếu bé nôn trớ kèm theo những dấu hiệu này, bạn cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám:

  • Bé bị đau bụng quằn quại
  • Bụng bé trướng to
  • Bé nôn trớ xong lại rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần
  • Bé có hiện tượng co giật
  • Chứng nôn trớ liên tục xảy ra và kéo dài trên 24 tiếng
  • Cơ thể bé có dấu hiệu bị mất nước như khô miệng, ít nước mắt, ít đi tiểu (số lần đi tiểu < 6 lần/ngày)
  • Trong bãi nôn trớ của bé thường xuất hiện máu hay màu xanh – vàng

Xem thêm: Cách khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiệu quả. 

2.Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Khi bị nôn trớ, bé sẽ bị mất nước nên bạn cần giúp bé bổ sung lại lượng chất lỏng này. Dưới đây là những cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

-Nghiêng đầu trẻ sang một bên để không bị sặc

-Làm sạch miệng, họng và mũi trẻ ( thứ tự miệng trước, mũi sau)  bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ.

-Vỗ nhẹ vào hai bên lưng để trấn an bé

-Nên dùng nước ấm lau cổ, người và thay bỏ quần áo dơ

-Khi trẻ đã hết cơn nôn trớ, bạn nên cho bé uống chút nước ấm

-Bạn nên ru trẻ ngủ để hạn chế tình trạng ọc sữa

-Chú ý theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định bác sĩ chuyên khoa.

2.1.Cách mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

-Cho bé bú đúng cách

Khi cho bé bú, vì lượng sữa trong dạ dày còn ít khi mới bắt đầu bú nên bạn hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển sang phải. Với cách bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống hơn và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài. Nếu cho bé bú bình, nên giữ đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Nếu bé khóc khi đang bú, mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bố mẹ cũng nên lưu ý không chọc bé cười nhiều vì như thế cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

Bạ nhớ vỗ lưng cho bé sau khi ăn để tránh tình trạng nôn trớ

Bạn hãy nhớ vỗ lưng cho bé sau khi ăn để tránh tình trạng nôn trớ (hình ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên sẽ khiến bé dễ nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa và không ép bé. Các cữ ăn hay bú cần cách nhau từ 2 đến 4 giờ. Nếu đang tập cho bé ăn dặm một món mới, mẹ nên bắt đầu với số lượng thật ít sau đó mới tăng dần để thử sự thích ứng của bé.

-Giữ tư thế đúng sau khi bé bú hoặc ăn

Khi bú hay ăn xong, bé cần bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Bạn nhớ vỗ lưng cho bé tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.

Xem thêm: Cha mẹ cần học cách bổ sung canxi kẽm cho bé tốt nhất.

-Nới lỏng quần áo

Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì dạ dày bị chèn ép, dồn nến. Vì vậy bạn nên cho bé mặc càng thoải mái càng tốt và nên nới lỏng khu vực quang bụng lúc cho bé ăn hay bú.

Hy vọng những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình chăm bé. Chúc bạn thành công để bé không còn mệt mỏi khó chịu vì các cơn nôn trớ nữa nhé!.