Cách khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Hơn cả nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản mang đến rất nhiều khó chịu cho bé. Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói cho trẻ. Tuy nôn trớ là vấn đề vô cùng phổ biến ở các bé sơ sinh, nhưng nếu trẻ mắc chứng trào ngược có thể khiến bé quấy khóc và chậm lớn. Ngoài ra, bé bị trào ngược cũng dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp. Vậy làm cách nào khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiệu quả? Để tìm được câu trả lời, bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!.
- Nội dung bài viết
- 1.Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
- 1.1.Chuẩn đoán bệnh như thế nào?
- 1.2.Cách chăm sóc và điều trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
1.Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Do trẻ sơ sinh chưa phát triển dạ dày một cách hoàn chỉnh, do tư thế nằm ngang sau khi ăn, bú ở trẻ nên dễ ọc sữa, trào ngược .Thức ăn của trẻ giai đoạn này chỉ có thể là sữa nên khi các cơ co thắt dạ dày chưa thể hoạt động như người lớn nên sữa dễ trào ngược lên thực quản. Do sau khi bú mẹ thường cho bé nằm ngủ luôn, do nằm nhiều nên sữa sẽ bị ứ lại đọng trong dạ dày nên dẫn tới bị trào ngược.
Ngoài những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày kể trên, thì còn do một số nguyên nhân bệnh lý khác như hẹp thực quản, bé thường xuyên bị ọc sữa do thiếu canxi hoặc bị tắc ruột...
Triệu chứng của hiện tượng trào ngược dạ dày
-Ọc sữa, trào ngược, trớ sữa lên mũi, miệng
-Quấy khóc, biếng ăn
-Thiếu dinh dưỡng, không tăng cân
-Thở khò khè, ho, viêm.
Trào ngược dạ dày khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc (hình ảnh minh họa)
1.1.Chuẩn đoán bệnh như thế nào?
Những bé bị trào ngược dạ dày thực quản thường được bác sĩ chuẩn đoán dựa vào các triệu chứng kể trên và thăm khám cơ thể. Ngoài ra, bé cũng có thể trải qua một số xét nghiệm bao gồm:
-Đo mức pH của dịch dạ dày vào thực quản
-Chụp X-quang thực quản
-Chụp X-quang phần trên của hệ thống tiêu hóa.
Xem thêm: Các cách bổ sung canxi ở trẻ sơ sinh đúng cách mẹ nên biết.
1.2.Cách chăm sóc và điều trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Thông thường, mẹ vẫn duy trì cách bú hoặc uống sữa trong ngày cho bé để bé khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số lưu ý sau:
-Tư thế bú cũng rất quan trọng, mẹ nên bế bé nghiêng 30 độ để sữa có thể dễ xuống dạ dày hơn. Quan trọng là mẹ nên bế trẻ thêm khoảng 20 phút sau khi bú và vỗ nhẹ vào lưng giúp trẻ ợ hơi và giảm tình trạng trào ngược.
-Cho bé ợ hơi khi bú hết một bên ngực hoặc khoảng 50 ml sữa
-Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.
-Nếu cần thiết, bạn nên chọn loại núm vú khác, nên là loại có lỗ hình chữ thập
-Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú
-Kê cao đầu bé khi ngủ
-Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng trào ngược (hình ảnh minh họa)
Bác sĩ cũng có thể kê cho bé các loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột và trung hòa axít dạ dày.
Mẹ nên cho trẻ bú/ăn thành nhiều bữa nhỏ, nếu trẻ còn nhỏ mẹ nên cho trẻ bú cứ 2 tiếng 1 lần và nhớ đừng nên để trẻ bú quá no, sẽ dễ bị trào ngược và thời gian cho bé ăn sẽ kéo dài hơn.Tránh mặc quần áo cho bé quá chặt, tránh khói thuốc lá và đặc biệt là nên bổ sung canxi để trẻ giảm tình trạng ọc sữa.
Với những thông tin hữu ích về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách điều trị khắc phúc tình trạng này ở trên thì Sức Khỏe Cộng Đồng hy vọng giúp ích được cho các mẹ.