Cục máu đông “Tử thần” ẩn danh song hành cùng tai biến mạch máu não

Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não và gần 100.000 người trong số đó tử vong. Đáng nói, theo GS. BS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam: “Nguyên nhân của căn bệnh trên xuất phát do xơ vữa động mạch khiến lòng mạch hẹp, dễ tạo cục máu đông gây tắc nghẽn, hoặc thành mạch chai cứng dễ vỡ, gây xuất huyết…”.Vì vậy, trang bị kiến thức đầy đủ về cục máu đông cũng chính là cách bảo vệ bản thân khỏi tai biến mạch máu não…

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông (huyết khối) được hình thành sau những chấn thương để cơ thể tự bảo vệ mình, tạo nút cầm ngăn chặn dòng máu thoát ra ngoài. Khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt. Ban đầu, các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Sau đó, chúng được kết dính với nhau nhờ các sợi fibrin được tạo ra trong quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu. Các tiểu cầu đến trước phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu.

  • Cục máu đông chính là nguyên nhân hàng đầu để ngăn ngừa tai biến mạch máu não
  • Cục máu đông chính là nguyên nhân hàng đầu để ngăn ngừa tai biến mạch máu não

Các protein trong cơ thể có vai trò xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi fibrin sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường. Nếu không có cục máu đông thì một vết đứt tay, trầy xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn do máu chảy ra ngoài quá nhiều.

Tuy nhiên, cục máu đông đôi lúc được hình thành không đúng lúc, đúng chỗ bên trong lòng mạch máu.Nguyên nhân trực tiếp là hiện tượng xơ vữa động mạch, do sự lắng đọng lipid (mỡ máu) và các màng tế bào tại lớp trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Khi các mảng vữa vỡ ra, cục máu đông ngay lập tức được hình thành có thể làm tắc nghẽn mạch máu tại chỗ hoặc trôi theo dòng máu đến “gây họa” tại vị trí khác làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông

Khi cục máu đông xảy ra ở tĩnh mạch, vùng đó sẽ tấy đỏ, đau, sưng và có thể ấm hơn các vùng bình thường. Đôi khi vùng bị thương sưng lên có màu xanh do cục máu đông lớn.

Nếu đông máu xảy ra trong các động mạch, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Máu chảy qua động mạch để thực hiện các chức năng sinh học như hô hấp, do đó nếu bị cục máu đông làm tắc người bệnh có thể sẽ đổ mồ hôi, khó thở, đôi khi buồn nôn, đau ngực hoặc tăng huyết áp, khó tiêu. Nhìn chung, máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất thị lực hoặc lời nói.

Những dấu hiệu cần phải biết khi bị cục máu đông

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tai biến mạch máu não

Những nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm:

  • Cao huyết áp: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ do sự hình thành các cục máu đông. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ 2-6 lần, nên kiểm soát huyết áp bằng thuốc có thể giúp giảm nguy cơ đáng kể.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu. Hút thuốc có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Nếu bạn dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng 2-5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm xuống ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
  • Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol <= 200 là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol bị dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ. Lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não.Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Những nguy cơ không thể kiểm soát được bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
  • Đái tháo đường: Kiểm soát không tốt đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Bị đau tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một yếu tố nguy cơ bổ sung là một bất thường ở tim gọi là rung tâm nhĩ (AF). Ở người bị AF, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát được lên đến 400 lần một phút cao hơn mức bình thường gấp nhiều lần 60-100 lần/phút. Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 – 6 lần.
  • Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ tái phát. Nguy cơ cao này cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên, kéo dài xấp xỉ 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Các thuốc, bao gồm aspirin, có thể giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.

Cục máu đông – Nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não

Hiện nay 80% trường hợp tai biến mạch máu não là gây ra bởi cục máu đông làm bít tắc lòng động mạch máu nuôi dưỡng não:

– Khi nhịp tim bất thường có thể dẫn đến đông máu trong tim và hình thành cục máu đông rồi đi đến những nơi khác trong cơ thể. Nếu cục máu đông và các mảng vỡ này di chuyển đến các động mạch não sẽ khiến lòng động mạch bị thu hẹp dòng chảy, gây ra cơn đột quỵ do thuyên tắc.

– Khi một trong hai động mạch cảnh hoặc các động mạch khác của cổ – não bị xơ vữa vốn đã khiến lòng mạch máu hẹp dần, mảng bám vỡ ra khiến cục máu đông hình thành gây bít tắc động mạch nuôi dưỡng não. Việc lưu thông máu bị gián đoạn khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu như đột ngột bị tê yếu một phần cơ thể như tay, chân, mặt, đi đứng khó khăn, giảm thị lực, đau đầu không rõ nguyên nhân… Nếu như không được xử lý kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

  • Việc ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa tai biến mạch máu não
  • Việc ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa tai biến mạch máu não

Trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng, việc ngăn ngừa hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu hữu hiệu để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não. Giáo sư, bác sĩ Phạm Gia Khải cũng chia sẻ: “Các nghiên cứu cho thấy, việc ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa tai biến mạch máu não”. Bởi vì việc điều trị tai biến mạch máu não chỉ đạt hiệu quả tối ưu trong 3 giờ đầu kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên.

Do đó, mỗi người cần có ý thức chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thực hiện lối sống khoa học, sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên phân hủy và ngăn hình thành cục máu đông trong lòng mạch để giảm thiểu nguy cơ tai biến. Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học, người bệnh cũng cần sử dụng những thực phẩm bổ sung giúp làm tan cục máu đông, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não (đột quỵ não) như sản phẩm chứa nattokinase, ginko biloba extract (cao bạch quả)… 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus cứu tinh hỗ trợ điều trị:

Người mắc bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não. Người cần giảm độ nhớt, mỡ máu, tăng cường lưu thông máu. Người bị tai biến mạch máu não, người cần giảm di chứng sau tai biến mạch máu não.

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus cứu tinh hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến tai biến mạch máu não
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus cứu tinh hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến tai biến mạch máu não
  • Đơn vị sản xuất: Công ty Cổ phần Biovaccine Việt Nam.
  • Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
  • Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
  • * Điện thoại: 0984323166
  • * Email: visuckhoecongdong5@gmail.com
  • * Website: www.visuckhoecongdong.com.vn

Thời gian phát huy hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!