Loãng xương bệnh thường nhưng nhiều biến chứng khó đoán

Theo các chuyên gia, bệnh loãng xương thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng đặc biệt nên rất khó phát hiện. Thường bệnh chỉ được chẩn đoán khi đã nặng hoặc xảy ra các biến chứng liên quan đến gãy xương… Đây là căn bệnh phổ biến đối với cả nam và nữ, đặc biệt trong khoảng độ tuổi từ 30 trở đi, di chứng bệnh để lại vô cùng khó đoán, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh…

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương thông thường xuất phát do một số nguyên nhân gây nên như: suy giảm hormone sinh dục gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh; chế độ ăn không cung cấp đủ canxi hoặc cơ thể không hấp thu được canxi; ăn uống kiêng cử kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng; do mắc một trong các bệnh hoặc yếu tố nguy cơ như: bệnh tuyến thượng thận, cường giáp, suy thận mãn tính, bệnh yếu liệt chi, hoặc do chấn thương phải nằm bất động lâu dài; do lạm dụng thuốc có corticoid trong thời gian dài…

  • Loãng xương tưởng chừng như là một căn bệnh thường và phổ biến nhưng di chứng bệnh loãng xương gây ra lại vô cùng khó đoán.
  • Loãng xương tưởng chừng như là một căn bệnh thường và phổ biến nhưng di chứng bệnh loãng xương gây ra lại vô cùng khó đoán.

Loãng xương thường gặp ở người 60 tuổi trở lên, trong đó, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Theo thống kê ở châu Âu, cứ 30 giây có 4 trường hợp gãy xương. Còn ở Việt Nam, mỗi năm có 2,5 triệu người bị loãng xương và 150.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, trong đó nữ giới chiếm đến 76%.

Loãng xương là bệnh rất ít người để ý, thậm chí chủ quan và thờ ơ khi nói về bệnh lý này. Qua 4 cuộc tổng điều tra về thực trạng dinh dưỡng của người Việt do Viện Dinh dưỡng tiến hành cho thấy trong 25 năm qua, khẩu phần ăn chứa canxi của người Việt Nam vẫn không thay đổi với 500mg/người/ngày, chỉ đáp ứng  được từ 57-64% nhu cầu canxi của mỗi người trong một ngày. Nhiều phụ nữ được hỏi đều cho rằng, không mấy khi để ý xem bữa ăn hàng ngày có thành phần canxi hay không.

Ngoài nguyên nhân thiếu canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày, cũng theo các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng, một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh loãng xương phổ biến như hiện nay là do nhu cầu sử dụng nước ngọt có ga tăng mạnh, việc sử dụng nước ngọt có ga hằng ngày cũng ảnh hưởng đến đào thải canxi, vì loại nước này làm cho canxi trong khẩu phần ăn không được hấp thụ. Thêm vào đó, thói quen ăn mặn của người Việt cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ giá trị khẩu phần ăn chứa canxi.

Tiến sỹ Trương Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng cho biết:Loãng xương gây ra bởi sự mất khối lượng xương của cơ thể dẫn đến tình trạng xương yếu hơn bình thường. Với sự yếu đi này, những người bị loãng xương có nguy cơ bị gãy xương khi bị ngã. Việc thiếu canxi kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn khoáng hóa tại xương, thậm chí có trường hợp còn bị co cứng cơ, co giật các cơ…

Những triệu chứng của bệnh loãng xương

Đau xương: Đau nhức các đầu xương, đau nhức mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng về đêm.

  • Những triệu chứng của bệnh loãng xương cần chú ý khi gặp những biểu hiện trên
  • Những triệu chứng của bệnh loãng xương cần chú ý khi gặp những biểu hiện trên

Đau cột sống: Đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế. Triệu chứng toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, thường ra mồ hôi.

Biến chứng xấu từ bệnh loãng xương

Giảm mật độ xương và loãng xương có thể gây đau lưng, đau chân tay, đau nhức các khớp, mỏi bại hông và dễ dàng bị gãy xương do té ngã. Mỗi 30 giây, trên thế giới có 1 người bị gãy xương do loãng xương. Theo dự đoán đến năm 2050, các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ chiếm 50% trường hợp tàn phế hoặc đe dọa tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương.

Người cao tuổi bị gãy xương dễ dẫn đến tử vong và mắc nhiều bệnh sau gãy xương như: viêm đường hô hấp tiết niệu tiêu hóa, gây ra di chứng và phải có người trợ giúp đến hết đời.

Các biện pháp hạn chế bệnh loãng xương

Thường loãng xương chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Lúc này việc điều trị chủ yếu là điều trị biến chứng và điều trị hậu quả do loãng xương gây ra, việc điều trị cũng chỉ góp phần làm giảm sự phát triển của bệnh. Vì vậy, hiểu biết về bệnh loãng xương từ đó có các biện pháp dự phòng loãng xương là vô cùng quan trọng. Ngoài ra phát hiện và điều trị bệnh sớm cũng có tác dụng làm giảm biến chứng của loãng xương.

Theo các chuyên gia, từ khoảng 30 tuổi trở đi, khối lượng xương ở cả nam và nữ giới đều bắt đầu giảm. Đặc biệt, ở nữ giới giảm nhanh sau khi mãn kinh. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống phù hợp, cùng với đó luyện tập thể thao đều đặn để quá trình loãng xương có thể giảm chậm hơn.

Ngoài ra, người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, trong đó có canxi trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất đều bị hạn chế. Chính vì vậy sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả canxi và protid cho người cao tuổi.

Lượng sữa cần thiết mỗi ngày là từ 500 đến 1000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).Nhu cầu canxi hàng ngày của người cao tuổi là 1200mg canxi. Các thực phẩm như: rau, cá, thịt, đậu, tôm, cua… cung cấp khoảng 300mg canxi, như vậy cần phải bổ sung thêm khoảng 900mg canxi từ sữa.

  • Sữa Milk Codoca, giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả
  • Sữa Milk Codoca, giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả

Bên cạnh đó, lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng cần vừa phải, vì quá nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu. Nên ăn thêm nhiều rau củ, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen thực vật (như giá đỗ ), vì chúng có tác dụng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương: giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất trong xương.

Hoạt động thể lực vừa phải, không nghiện rượu và duy trì cân nặng hợp lý, vì gầy cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ của bệnh loãng xương. Đặc biệt, ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh có thể dùng liều estrogen (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để phòng loãng xương hoặc dùng canxitone thay thế, vì nó ức chế hoạt động của tế bào tiêu xương và ngăn cản chất xương bị hấp thụ.

Sữa Milk Codoca, giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa có nguồn gốc xuất xứ từ các nước New Zealand, Úc, Nhật Bản và Canada… luôn được đánh giá cao hơn bởi thành phần giá trị dinh dưỡng. Với 100% nguyên liệu sữa non nhập khẩu từ New Zealand, cùng thành phần tăng thêm 30% canxi và vitamin K2 giúp hấp thụ đối đa lượng canxi nạp vào cơ thể, sản phẩm sữa Milk Codoca chính là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

  • Sữa Milk Codoca, giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh

Quá trình lão hóa làm sức đề kháng ở người cao tuổi suy giảm đáng kể, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, đau nhức xương khớp, hay quên và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để tạo nền tảng sức khỏe vững chắc, sống vui khỏe bên gia đình. Do đó, việc lựa chọnsữa Milk Codoca dành cho thành viên cao tuổi trong gia đình là một trong những phương án được nhiều người tiêu dùng quan tâm để chống lại bệnh loãng xương đang ngày càng phổ biến.

ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM SỮA MILK CODOCA

  • * Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
  • * Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
  • * Điện thoại: 0984323166
  • * Email: visuckhoecongdong5@gmail.com
  • * Website: www.visuckhoecongdong.com.vn.
Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666