Tê bì chân tay là chứng bệnh khá phổ biến, nhất là với người cao tuổi. Với khá nhiều trường hợp bị tê bì chân tay, người bệnh chỉ cần ngồi lâu, nghỉ ngơi và xoa bóp thì chứng tê bì sẽ dần biến mất. Điều này dẫn đến việc nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh thông thường, không đáng lo ngại và không nguy hiểm. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì tê bì chân tay rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, biểu hiện rất đa dạng và gây nhiều biến chứng ngôn lường, chẳng hạn như bại liệt vĩnh viễn. Chính vì vậy, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những cách trị tê bì chân tay hiệu quả để áp dụng ngay nhé!
1. Tê bì chân tay là gì?
“Bì” là da, “tê bì” là cảm giác tê ngoài da, do đó tê bì chân tay là tê vùng da ở chân tay, gây rối loạn cảm giác một phần cơ thể, thường xảy ra nhất ở cánh tay, đầu ngón tay, bàn chân và các ngón chân. Bạn có thể xem thêm về: Nguyên nhân trị tê bì chân tay
Hiện tượng tê bì chân tay xuất hiện do những thương tổn ở dây thần kinh vận động. Ban đầu, người bệnh chỉ hay có cảm giác tê chân tay như bị kiến bò hoặc kim chích vào da. Nhưng nếu như tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng nguy hiểm như yếu liệt cơ, nặng hơn còn có thể mất khả năng kiểm soát vận động.
2. Nguyên nhân tê bì chân tay
2.1. Tê bì chân tay sinh lý
Rất nhiều người lo lắng không biết làm cách nào để phân biệt được mức độ cảnh báo nguy hiểm của hiện tượng chân tay tê bì. Vậy hãy nhớ rằng tê bì chân tay sinh lý sẽ không gây nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc là khỏi. Tê bì chân tay sinh lý là tình trạng thường diễn ra với những người ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài hoặc ngồi xe nhiều giờ, rung lắc thường xuyên… Lúc này máu không được lưu thông xuyên suốt, dẫn đến tình trạng các mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép gây tê bì chân tay.
Tê bì chân tay sinh lý cũng xảy ra khi thay đổi thời tiết đột ngột hay trời chuyển lạnh. Những người có cơ địa yếu, sức đề kháng yếu thường dễ bị ảnh hưởng. Lúc này chân tay tê bì là do khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác. Bên cạnh đó cũng có nhiều người bị tê bì chân tay do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc chứa các thành phần như lithium, hydralazine, nitrofurantoin, cisplatin, sulfonamides, amitriptyline, amiodarone, disulfiram, dapsone, chlaramphenicol…
2.2. Tê bì chân tay bệnh lý
Trái với tê bì chân tay sinh lý, tê bì chân tay bệnh lý không còn đơn giản nữa, đây là triệu triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh và mạch máu. Tê bì chân tay bệnh lý có thể là hệ quả của những bệnh lý rất nguy hiểm sau đây:
- – Thoái hóa khớp: đây là tình trạng các khớp gối, háng, khuỷu tay bị thoái hóa, dẫn đến xương chân, tay yếu dần, cơ ở tay chân cũng teo dần, khả năng chịu lực kém đi, khiến người bệnh dễ bị đau nhức, tê mỏi chân tay.
- – Thoái hóa đốt sống: đây là bệnh mà các đốt sống cổ và thắt lưng bị thoái hóa, nhân nhầy trong đĩa đệm bị lồi ra, còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Ở trường hợp này, các dây thần kinh cổ và dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra các cơn đau, tê bì dọc xuống cánh tay, bàn tay, các đầu ngón tay. Đồng thời, cơn đau cũng lan xuống hông, đùi sau, bắp chân, bàn chân, gây tê bì dọc từ bắp chân xuống bàn chân.
- – Rối loạn chuyển hóa: viêm dây thần kinh ngoại vi do bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra tê bì chân tay. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, rối loạn các cơ quan mô liên kết, mất cân bằng hormone.
- – Xơ vữa động mạch: tê bì chân tay còn là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh xơ vữa động mạch. Các ngón chân, ngón tay và nặng hơn là cánh tay, thậm chí cả đầu cũng bị tê ran, khó chịu.
- – Thiếu vitamin và dưỡng chất: Các vitamin như B1, B6, B12, E, hay các chất như canxi, kali, axit folic đều là những dưỡng chất cần thiết đối với chức năng của hệ thần kinh. Nếu thiếu các chất này sẽ gây viêm dây thần kinh ngoại, phù nề dẫn đến tê bì chân tay.
- – Nhiễm độc: Khi cơ thể nhiễm các độc tố như chì, thủy ngân, arsen… hay một số chất thải công nghiệp thì rất dễ có biểu hiện tê bì chân tay. Ngoài ra ngộ rượu cũng làm tê bì chân tay, giảm khả năng hoạt động của não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
Có thể nói, tê bì chân tay bệnh lý rất nguy hiểm và nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng khôn lường.
3. Triệu chứng của tê bì chân tay
Biểu hiện ban đầu của bệnh này là các đầu ngón tay, ngón chân bị tê, cảm giác như bị kim châm hay đôi khi chuột rút rất khó chịu. Mức độ tê đau ngày càng tăng lên, dần dần đau buốt lan khắp dọc cả cánh tay. Khi cầm nắm đồ vật không còn chắc và gặp khó khăn trong việc đi lại thì bạn phải lưu ý rằng có thể tê bì chân tay đã chuyển sang tình trạng nặng hơn. Tình trạng tê, đau như trên cũng có thể xảy ra ở cổ tay, các ngón chân, bàn chân, chạy lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi, eo…
Nếu người bệnh mắc một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh tọa… thì có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc dây thần kinh…
4. Hiểm họa tê bì chân tay gây ra
Bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy ra với cơ thể, giống như hiện tượng tê bì chân tay đều sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đối với tê bì chân tay bệnh lý, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, điển hình như với người bệnh đái tháo đường, từ chứng tê chân tay có thể dẫn tới mất cảm giác, hoại tử các chi, cắt cụt chi, tháo khớp, tàn phế… Bởi vì chứng tê bì chân tay chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh thực vật, khi mà các mạch máu và dây thần kinh dẫn tới những nơi xa nhất là các đầu chi bị tổn thương nghiêm trọng.
Còn nếu bị tê bì chân tay sinh lý, chúng ta chỉ cần thay đổi những thói quen xấu, chịu khó vận động, xoa bóp rồi nghỉ ngơi tay chân thì tê bì sẽ tự hết. Xem thêm về 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh đau nhức xương khớp
5. Các cách trị tê bì chân tay không gây tác dụng phụ
5.1. Sử dụng thuốc Đông y trị tê bì chân tay
5.1.1. Trị tê bì chân tay với ngải cứu trắng
Ngải cứu trắng có tính ấm, vị cay, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều kinh, an thai, chữa đau bụng kinh, lưu thông khí huyết. Các bước dùng ngải cứu trắng trị tê bì chân tay như sau:
- – Rửa sạch ngải cứu, cho vào nồi hoặc chậu nhỏ.
- – Thêm vào nồi một nhúm muối trắng rồi đổ nước sôi cho ngập ngải cứu.
- – Đợi đến khi ngải cứu tái và mềm là dùng được.
Ngải cứu trắng được dùng để đắp lên vị trí các khớp khi có hiện tượng sưng tấy, gây tê mỏi chân tay thường xuyên. Cần đắp ngay khi ngải cứu còn ấm nóng, nhiệt của nước cùng với tính nóng của ngải cứu sẽ làm tan bớt vết sưng tấy, mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm cảm giác tê bì chân tay một cách đáng kể. Bài thuốc này có thể sử dụng mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ. Bạn có thể xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp và tê bì chân tay
5.1.2. Trị tê bì chân tay với cỏ trinh nữ
- Cỏ trinh nữ, hay còn có cái tên dân dã là cây xấu hổ, là một vị thuốc Đông y có tính hơi hàn, vị ngọt, thường được sử dụng để hạ áp, làm dịu các cơn đau, chữa thấp khớp. Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô dùng dần. Cách dùng cỏ trinh nữ trị tê bì chân tay như sau:
- – Thái mỏng từ 20–30g rễ cây trinh nữ, tẩm rượu cho thơm.
- – Sắc số rễ trinh nữ đã thái mỏng và tẩm rượu với 400 ml nước dưới lửa nhỏ cho đến khi cạn sệt lại còn 100 ml.
Chia số thuốc vừa sắc làm 2 lần, uống trong 1 ngày.
5.1.3. Trị tê bì chân tay với nước gừng ngâm muối
- Đây cũng là bài thuốc chữa cước chân, cước tay vào mùa đông rất tốt. Cách làm nước gừng ngâm muối trị tê bì chân tay như sau:
- – Dùng một mẩu gừng vừa, thái lát hoặc đập dập và băm nhỏ, rồi cho vào một cái thau nhỏ.
- – Cho thêm vào thau một thìa muối hạt và nước ấm khoảng 50 độ C. Không nên ngâm chân tay trong nước quá nóng vì có thể làm tổn thương các tế bào da. Cũng không nên ngâm nước quá lạnh vì sẽ không đem lại hiệu quả.
Hàng ngày trước khi đi ngủ, chỉ cần ngâm chân trong nước muối gừng khoảng 30 phút (cho đến khi nước chỉ còn hơi ấm) thì không những chứng tê bì chân tay sẽ biến mất mà bạn còn có một giấc ngủ trọn vẹn hơn đấy.
5.1.4. Trị tê bì chân tay với lá lốt
- Lá lốt không những được sử dụng để chữa bệnh mồ hôi chân tay mà còn có tác dụng trị chứng chân tay tê bì rất hiệu quả. Cách dùng lá lốt trị tê bì chân tay như sau:
- – Chuẩn bị khoảng 15-20 lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt phơi khô.
- – Đem sắc với 2 bát nước cho đến khi còn lại ½ bát, uống trong ngày.
- – Lưu ý là phải uống khi thuốc còn ấm, tốt nhất sau bữa ăn tối, và uống liên tục trong 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất.
5.1.5. Một số bài thuốc Đông y trị tê bì chân tay khác
- – Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, Táo 12g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Bạch chỉ 10g, Bạch thược 10g, Qui đầu 10g, Mạch môn 10g, Sài hồ 10g, Thần khúc 10g, Bạch linh 10g, Cát cánh 9g, Biển đậu 8g, Phòng phong 8g, Cam thảo 6g, Quế chi 4g, Can khương 4g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- – Bài thuốc 2: Thục địa 20g, Táo nhân 16g, Bạch thược 16g, Kê huyết đằng 16g, Ngưu tất 12g, Mộc qua 12g, Qui đầu 12g, Tục đoạn 12g, Tang kí sinh 12g, Kỉ tử 12g, Mạch môn 10g, Xuyên khung 8g, Trích thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
5.2. Sử dụng muối ngâm chân thảo dược trị tê bì chân tay
Nếu làm theo các bài thuốc kể trên quá phức tạp và tốn thời gian, thì có một cách đơn giản bạn có thể áp dụng, thậm chí còn đem lại hiệu quả cao hơn, đó là sử dụng muối ngâm chân thảo dược trị tê bì chân tay.
Muối ngâm chân thảo dược Hope có thành phần bao gồm muối khoáng, tinh dầu khuynh diệp và các loại thảo dược thiên nhiên là gừng, tràm, trầu không, lá lốt, chùa dù, long não, nước sao sa cổ truyền Sinh Dược… có tác dụng trị chứng mất ngủ, đau đầu, đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay rất hiệu quả.
Đây là một sản phẩm của thôn Sinh Dược, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình – một thôn cổ dưới chân núi Bái Đính đã có lịch sử tu hành và tìm hiểu về các cây thuốc quý từ lâu đời. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào xuất xứ và công dụng của muối ngâm chân thảo dược Hope.
5.3. Sử dụng dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình
Một phương pháp khác bạn cũng nên tham khảo ngoài uống thuốc Đông y hoặc ngâm chân, đó là sử dụng dầu xoa bóp. Khác với các loại thuốc Tây y, nếu uống lâu dài có thể gây ảnh hưởng, thậm chí là suy giảm nghiêm trọng chức năng gan, thận, dạ dày… Dầu xoa bóp và muối ngâm chân thảo dược có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên khi chỉ cần sử dụng ngoài da mà vẫn đem lại hiệu quả mong muốn, đồng thời HOÀN TOÀN KHÔNG gây tác dụng phụ, giúp người bệnh yên tâm chữa trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cũng có thành phần các loại thảo dược quý thường được dân gian sử dụng để trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay là Đinh hương, Nhũ hương, Đại hồi, Một dược, Quế nhục, Bạc hà, Huyết giác, Dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang bị chứng tê bì chân tay hoành hành.
Dầu xoa bóp An Phúc Bình được thiết kế dưới dạng xịt, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả giảm đau nhức, tê bì ngay từ lần đầu sử dụng.
6. Một số lưu ý khác về bệnh tê bì chân tay
Ngoài điều trị bằng các phương pháp chúng tôi gợi ý phía trên thì khi bị tê bì chân tay, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- – Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc thích hợp, vận động đúng cách, không ngồi hoặc đứng trong một tư thế quá lâu.
- – Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý hay chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- – Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung nhiều thực phẩm mang tính kiềm (chuối, rau cải, dưa chuột, sữa, rong biển, đậu nành…) và giàu vitamin D, K (cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau quả…) vào thực đơn mỗi ngày vì lượng canxi dồi dào rất tốt cho quá trình cấu tạo xương, chống loãng xương; Đồng thời sử dụng thêm chè xanh vì chứa chất flavonoid chống oxi hóa và thiếu hụt canxi.
Lưu ý hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit cao (bột mỳ, bánh ngọt, đường, ngô, lạc, thịt lợn, rượu bia, ô mai…) vì nếu những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh, axit hữu cơ sẽ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại. Cũng cần chú ý độ mặn của thức ăn vì có thể khiến cho hàm lượng canxi bị giảm sút, gây ra hiện tượng loãng xương, tê bì chân tay.
Chúc các bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp và trị khỏi chứng tê bì chân tay.
Bác sĩ Trần Thị Thùy.
-
LIÊN HỆ ĐẶT MUA MUỐI NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC VÀ DẦU XOA BÓP AN PHÚC BÌNH
- Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
- Địa chỉ: Số 37, ngõ 2, tổ 11 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0966.755.995
- Website: www.visuckhoecongdong.com.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong/