Đột quỵ – căn bệnh của thời đại có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Đột quỵ là một bệnh cấp tính, xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn. Theo đánh giá, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ, khoảng năm triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn và năm triệu người tử vong. Đột quỵ thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ tuổi ngày càng tăng.

Bệnh đột quỵ gia tăng ở người trẻ (Ảnh minh hoạ)
Bệnh đột quỵ gia tăng ở người trẻ (Ảnh minh hoạ)

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50.

Tại Việt Nam, có gần 200.000 người mắc đột quỵ mỗi năm, tỷ lệ tử vong chiếm 20% trong số này. Đáng lo ngại, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp bốn lần nữ giới. Ghi nhận tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2020 đã ghi nhận nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ, trong đó có trường hợp nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

Các yếu tố không thể thay đổi

Tuổi, gen, dân tộc, di truyền đó là những yếu tố như một dấu ấn của nguy cơ đột quỵ. Mặc dù các yếu tố này không thể tác động đến nhưng sự xuất hiện của nó đặt những đối tượng này vào nhóm nguy cơ cao, do đó cần phát hiện sớm và giải quyết các yếu tố nguy cơ khác mà ta có thể tác động được nhằm giảm tỷ lệ xảy ra đột quỵ.

Các yếu tố bệnh lý

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Tăng huyết áp động mạch: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dòng máu mạnh hơn, làm tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein máu, do đó làm vữa xơ động mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nhiều bệnh về tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nhiều bệnh về tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Các bệnh tim: Nhiều bệnh tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ như: rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, can xi hoá vòng van hai lá…. Trong các yếu tố trên, rung nhĩ là nguy cơ quan trọng nhất, gây ra đột quỵ não (tai biến mạch máu não).

Tăng lipid máu: Tăng lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ, đây là một trong yếu tố khiến tỉ lệ đột quỵ người trẻ gia tăng. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL trong máu, gây tổn thương tế bào nội mạc của các động mạch, tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển.

Nghiện rượu: Ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính đều là các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ não. Tuy nhiên nếu thỉnh thoảng mới uống và uống ít rượu sẽ không phải là yếu tố nguy cơ.

Béo phì: Đây là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quỵ. Béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và như vậy có thể là yếu tố thứ phát của đột quỵ thiếu máu não thông qua bệnh tim.

Hẹp động mạch cảnh: Bệnh vữa xơ động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu não trên lâm sàng. Tổn thương vữa xơ động mạch có nhiều dạng khác nhau, tuỳ theo từng bệnh nhân, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của bệnh. Tổn thương chính xảy ra ở nội mạc động mạch, kế đến là lớp trung mạc.

Các yếu tố nguy cơ khác

Ảnh hưởng của thói quen và các yếu tố sinh hoạt: Bao gồm chế độ ăn kiêng, sự hoạt động thể lực, các stress tâm lý, các cơn nghiện cấp tính

Các yếu tố đông máu gây ra đột quỵ
Các yếu tố đông máu gây ra đột quỵ

Các yếu tố đông máu: Các yếu tố đông máu liên quan tới tỷ lệ bệnh tim mạch nói chung, trong một nghiên cứu Wilhelmsen nhận thấy mối liên quan giữa tăng Fibrinogen với tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não ở nam giới trên 54 tuổi. Fibrinogen liên quan tới vấn đề hẹp động mạch cảnh, một yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Cơ chế của nó là do ảnh hưởng tới quá trình tăng kết dính tiểu cầu cũng như có vai trò trực tiếp trong quá trình tạo thrombin.

Bệnh tế bào Sickle: Những người bệnh tế bào sickle thì tăng nguy cơ đột quỵ ở tuổi trẻ.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như: dùng thuốc tránh thai chứa nhiều oestrogen, đau nửa đầu Migraine, trầm cảm, các thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDS)…

Các phương pháp phòng tránh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể: nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ
Không hút thuốc lá sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ

Không hút thuốc lá: Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học, người bệnh cũng cần sử dụng những thực phẩm bổ sung giúp hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu như sản phẩm chứa nattokinase, ginko biloba extract (cao bạch quả)…

 

Theo nghiên cứu, hoạt chất Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh được tìm thấy trong món ăn truyền thống làm từ đậu nành lên men, cách đây hơn 1.000 năm của Nhật Bản. Enzyme này chứa đến 275 amino các loại và có khoảng 28000 nguyên tử. Hoạt chất này khi tác động vào các sợi tơ huyết sẽ làm tan các sợi tơ huyết, chống hình thành cục máu đông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nattokinase bổ sung mỗi ngày giúp khỏe và ngừa nguy cơ đột quỵ tốt hơn.

Với việc sử dụng Nattokinase kết hợp với các loại thảo dược quý khác như: bạch quả, viễn chí, đan sâm, đương quy có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, lưu thông khí huyết… tạo ra sản phẩm hoạt huyết dưỡng não Nattokinase Plus – một sản phẩm phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, giúp hoạt huyết, lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não, giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus có những công dụng chính đối với các trường hợp: Người bị suy nhược thần kinh, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não với các triệu chứng đau mắt, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau mỏi vai gáy.

 

Sản xuất sản phẩm tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH DƯỢC MỸ PHẨM DIAMOND PHÁP

Địa chỉ: KCN Đồng Văn 2, phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Thương nhân chịu trách nhiệm chất lượng:

Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng

Trò chuyện cùng chúng tôi
0857.599.666