Sức khỏe
Sức khỏe là khả năng của một hệ thống sinh học để thu nhận, chuyển đổi, phân bổ, phân phối và sử dụng năng lượng một cách bền vững. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization) đã định nghĩa sức khỏe nhân loại rộng hơn trong Hiến pháp năm 1948, đó là “một trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tinh thần, xã hội, và không đơn thuần chỉ là tình trạng không có bệnh hoặc thương tật”.
1. Các yếu tố quyết định sức khỏe
1.1. Định nghĩa về Sức khỏe
Định nghĩa này đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi. Những thách thức trong việc định nghĩa “Sức khỏe” đã thúc đẩy sự xuất hiện của một khái niệm, tại đó coi sức khỏe là khả năng thích ứng và quản lý các thử thách về thể chất, tinh thần, xã hội mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống.
1.2. Tầm quan trọng của sức khỏe
Sức khỏ có tầm quan trọng cực kì lớn đến đời sống con người. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ" hay "việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công"... để nói nên ý nghĩa to lớn mà sức khỏe đem lại. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe càng trở lên quan trọng hơn cả.
1.3. Các yếu tố quyết định sức khỏe
Nói chung, bối cảnh sống của một cá nhân có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của họ. Người ta ngày càng công nhận rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ thông qua sự tiến bộ và ứng dụng khoa học y tế, mà còn bằng cả những nỗ lực và lựa chọn lối sống thông thái của cá nhân và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các yếu tố quyết định chính đến sức khỏe bao gồm: môi trường kinh tế, xã hội, môi trường vật lý, các đặc điểm và hành vi cá nhân của con người. Cụ thể là các yếu tố chủ chốt sau đây:
- - Thu nhập và địa vị xã hội
- - Mạng lưới hỗ trợ xã hội
- - Giáo dục và trình độ học vấn
- - Môi trường xã hội
- - Môi trường vật lý
- - Kỹ năng ứng phó và thực hành chăm sóc sức khỏe cá nhân
- - Sự phát triển khỏe mạnh của trẻ
- - Sinh học và di truyền
- - Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- - Giới tính
- - Văn hóa
Ngày càng có nhiều nghiên cứu và báo cáo từ các tổ chức, bối cảnh khác nhau nhằm kiểm chứng mối liên hệ giữa sức khỏe và những yếu tố khác như lối sống, môi trường, tổ chức chăm sóc sức khỏe và chính sách y tế. Thuế đồ uống đã được đề xuất cùng với những mối lo ngại ngày càng tăng về bệnh béo phì, đặc biệt là trong giới trẻ.
Khái niệm “lĩnh vực y tế” , khác với chăm sóc sức khỏe, xuất hiện từ báo cáo Lalonde (Canada, 1974). Báo cáo đã xác định 3 lĩnh vực phụ thuộc lẫn nhau là yếu tố quyết định quan trọng đến sức khỏe cá nhân, đó là:
- Lối sống: tổng hợp những quyết định cá nhân (tức là những thứ mà cá nhân có thể kiểm soát) được cho là góp phần, hoặc gây ra bệnh tật hay tử vong.
- Môi trường: tất cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe bên ngoài cơ thế con người mà cá nhân khó hay không thể kiểm soát.
- Y sinh: tất cả các khía cạnh của sức khỏe, thể chất và tinh thần, phát triển bên trong cơ thể con người như bị ảnh hưởng bởi tính chất di truyền.
Cùng sống khỏe với Sức Khỏe Cộng Đồng >> Tại đây
2. Các vấn đề tiềm ẩn
Có rất nhiều loại vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, và bệnh tật đứng đầu trong số đó. Theo Globalissues.org, khoảng 36 triệu người chết mỗi năm do các bệnh không truyền nhiễm, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, bệnh tiểu đường, và bệnh phổi mãn tính. Trong số các bệnh truyền nhiễm, qua virus lẫn vi khuẩn, AIDS/HIV, bệnh lao và sốt rét là phổ biến nhất, gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm.
Một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có thể gây tử vong đó là suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tình trạng suy dinh dưỡng, thường là do không có tiền để mua hoặc làm thức ăn.
Chấn thương cơ thể cũng là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên thế giới. Những thương tích này, bao gồm gãy xương, rạn nứt và bỏng, có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của con người, hoặc có thể gây tử vong do nhiễm trùng từ vết thương nghiêm trọng.
Lựa chọn lối sống cũng là yếu tố góp phần vào tình trạng sức khỏe kém trong rất nhiều trường hợp, bao gồm hút huốc lá, chế độ ăn uống thiếu chất, dù cho là ăn quá nhiều hay ăn kiêng quá hạn chế. Ít vận động, thiếu ngủ, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, và bỏ bê việc vệ sinh răng miệng cũng có thể góp phần vào các vấn nạn sức khỏe. Ngoài ra còn có rối loạn di truyền do người đó thừa hưởng.
Mặc dù phần lớn các vấn đề sức khỏe kể trên đều có thể ngăn ngừa được, nhưng yếu tố phổ biến và gây nguy hại nhất đóng góp vào vấn nạn sức khỏe toàn cầu chính là thực tế có khoảng 1 tỷ người không được tiếp cận với các hệ thống chăm sóc y tế và biện pháp điều trị y tế chất lượng.
Để hạn chế các vấn để tiềm ẩn trên hãy sử dụng những sản phẩm của Sức Khỏe Cộng Đồng.
3. Chăm sóc, duy trì sức khỏe
3.1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh là một phương pháp quan trọng để duy trì sức khỏe của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm dựa trên thực vật và động vật, cung cấp chất dinh dưỡng, tạo ra năng lượng giúp cơ thể bạn duy trì hoạt động.
Kim tự tháp dinh dưỡng là hướng dẫn về việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh được chia thành các phần. Mỗi phần đưa ra lượng tiêu thụ khuyến cáo của mỗi nhóm thực phẩm: Protein, chất béo, Carbohydrate, và đường. Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh cực kì quan trọng vì nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư… và góp phần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh.
Tinh chất gạo lứt là thành phần không thể thiếu để có một cuộc sống khỏe mạnh.
3.2. Chế độ tập luyện
Thể dục thể chất tăng cường, duy trì thể lực và sức khỏe tổng thể của con người. Nó góp phần lớn trong việc tăng cường cơ bắp và cải thiện hệ thống tim mạch. Có 4 loại bài tập:
- - Rèn luyện độ bền: đi bộ, chạy bộ, đi bộ đường dài, đạp xe…
- - Tăng cường sức mạnh: chống đẩy, kéo tạ tay, nâng tạ. xà đơn, xà kép…
- - Tăng cường sự linh hoạt: kéo căng thắt lưng, xoay thắt lưng, chuyển động hông…
- - Rèn luyện thăng bằng: plank, squat…
3.3. Giấc ngủ
Giấc ngủ là một thành phần thiết yếu để duy trì sức khỏe. Thiếu ngủ liên tục có liên quan mật thiết đến nguy cơ gia tăng một số vấn đề sức khỏe mãn tính. Hơn nữa, thiếu ngủ đã được chứng minh là có tương quan với sự gia tăng tính nhạy cảm với bệnh tật và thời gian hồi phục cũng chậm hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, những người ngủ không đủ giấc (6 tiếng một ngày hoặc ít hơn) dễ bị cảm lạnh gấp 4 lần so với những người ngủ đủ 7 tiếng hoặc hơn.
Cụ thể thời gian ngủ cần thiết ở từng độ tuổi là:
Độ tuổi và tình trạng | Thời gian ngủ cần thiết một ngày |
Mới sinh (0 - 3 tháng) | 14 - 17 tiếng |
Sơ sinh (4 – 11 tháng) | 12 – 15 tiếng |
Trẻ con mới tập đi (1 – 2 tuổi) | 11 – 14 tiếng |
Trẻ trước tuổi đi học (3 – 5 tuổi) | 10 – 13 tiếng |
Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 13 tuổi) | 9 – 11 tiếng |
Thiếu niên (14 – 17 tuổi) | 8 – 10 tiếng |
Người trưởng thành (18 – 64 tuổi) | 7 – 9 tiếng |
Người già (65 tuổi trở lên) | 7 – 8 tiếng |
Để có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn hãy sử dụng muối ngâm chân thảo dược.
3.4. Vai trò của khoa học
Khoa học y tế là ngành khoa học tập trung vào sức khỏe. Ngành khoa học này được xây dựng dựa trên nhiều lĩnh vực, bao gồm sinh học, hóa sinh, vật lý, dịch tễ học, dược lý, xã hội học y tế. Khoa học y tế ứng dụng nỗ lực để hiểu rõ hơn và cải thiện sức khỏe con người qua những ứng dụng trong các lĩnh vực như giáo dục sức khỏe, kỹ thuật y sinh, công nghệ sinh học và sức khỏe cộng đồng.
Những can thiệp có tổ chức nhằm cải thiện sức khỏe dựa trên các nguyên tắc và quy trình phát triển thông qua khoa học y tế được cung cấp bởi các học viên đã qua đào tạo về y khoa, điều dưỡng, dinh dưỡng, dược phẩm, công tác xã hội, tâm lý học, vật lý trị liệu, và các ngành nghề chăm sóc sức khỏe khác. Các học viên lâm sàng tập trung chủ yếu vào sức khỏe của từng cá nhân, trong khi các học viên y tế công cộng nghiên cứu sức khỏe tổng thể của cộng đồng và dân số.
3.5. Vai trò của y tế công cộng
Y tế công cộng được mô tả là “khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài cuộc sống và nâng cao sức khỏe thông qua những nỗ lực có tổ chức và lựa chọn thông tin đầy đủ của xã hội, các tổ chức, khu vực công, khu vực tư, cộng động và mỗi cá nhân.”
Y tế công cộng bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng đặc trưng nhất là các loại dịch tễ học liên ngành, sinh trắc học và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, nhân chủng học, sức khỏe cộng đồng, sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng của y tế công cộng. Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thông qua việc theo dõi tình trạng cơ thể và điều chỉnh các hành vi bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng