• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm

    Danh mục sản phẩm

    Quay lại
    • Thiết bị y tế gia đình
    • Máy vật lý trị liệu
    • Thực phẩm bổ sung
    • Dầu xoa bóp
    • Sản phẩm làm đẹp
  • Sống khỏe

    Sống khỏe

    Quay lại
    • Kênh sống khỏe
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc bé
    • Bài thuốc hay
    • Tin tức
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Bài viết hay
Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Giỏ hàng
  • Thanh toán
0

0₫

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiếp tục mua hàng

Hotline: 0984 323 166
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm
    • Thiết bị y tế gia đình
    • Máy vật lý trị liệu
    • Thực phẩm bổ sung
    • Dầu xoa bóp
    • Sản phẩm làm đẹp
  • Sống khỏe
    • Kênh sống khỏe
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc bé
    • Bài thuốc hay
    • Tin tức
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Bài viết hay
Danh mục
  • Thiết bị y tế gia đình
  • Máy vật lý trị liệu
  • Thực phẩm bổ sung
  • Sản phẩm làm đẹp
  • Dầu xoa bóp
  1. Trang chủ
  2. Sức khỏe phụ nữ
  3. Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải làm thế nào?

Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải làm thế nào?

  • 31/01/2019

  Bệnh trào ngược dạ dày có thể bị ở rất nhiều người nhưng phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là một trong những người rất dễ bị bệnh. Các bạn trong nhà có người đang mang bầu thì nên biết để tránh bệnh trào ngược dạ dày cho cả mẹ bầu và trẻ sơ sinh

  • Nội dung bài viết
  • 1. Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai
  • 1.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai
  • 1.2. Bà bầu có nên uống thuốc hay xét nghiệm, nội soi chuẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày?
  • 1.3. Cách khắc phục chứng trào ngược dạ dày khi mang thai
  • 2. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
  • 2.1. Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
  • 2.2. Chuẩn đoán bệnh như thế nào?
  • 2.3. Cách chăm sóc và điều trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. 

1. Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai

  Phụ nữ khi mang thai luôn phải đối mặt với nhiều rắc rối về sức khỏe. Và khó khăn hơn khi bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chứng dạ dày trào ngược không chỉ làm cho sức khỏe của mẹ bầu bị giảm sút mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy bị trào ngược dạ dày khi mang thai thì phải làm thế nào để khắc phục các triệu chứng bệnh?

1.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai

  Mang thai sinh con là điều mà bất kỳ phụ nữ nào cũng ít nhất một lần phải trải qua. Việc mang bầu đối với người phụ nữ là rất quan trọng. Trong thời gian này cơ thể người mẹ cũng rất nhạy cảm, chỉ cần tác động nhỏ cũng sẽ khiến sức khỏe của người mẹ và bé giảm sút. Lượng progesterone tăng đột ngột trong thai kỳ sẽ khiến tử cung của người mẹ giãn nở, điều này vô tình làm giãn cửa van dạ dày và khiến một lượng axit dạ dày tràn ra. Điều này làm giảm các hoạt động co thắt thực quản và ruột khiến tiêu hóa chậm hơn. Tình trạng này có thể nặng khi cân nặng thai nhi lớn gây chèn ép dạ dày mẹ, tạo ra áp lực đẩy các dịch vị trào ngược dạ dày lên thực quản.

  • Trong đó, những dấu hiệu nhận biết rõ nhất triệu chứng này là:
  •       - Nóng rát vùng ngực
  •       - Ợ hơi, ợ nóng
  •       - Đau thượng vị
  •       - Nôn, buồn nôn
  •       - Khó nuốt, ho khan
  •       - Rát cổ, giọng khan.
  • trào ngược dạ dày khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bà bầu
  • Trào ngược dạ dày khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bà bầu (hình ảnh minh họa)

1.2. Bà bầu có nên uống thuốc hay xét nghiệm, nội soi chuẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày?

  Việc làm xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh khi mang thai không phải lúc nào cũng cần thiết, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định mẹ làm một hoặc một vài xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, những nhóm thuốc kháng axit có tác dụng cân bằng hoạt động của dạ dày và rất an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ không nên sử dụng các thuốc kháng axit có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate vì có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, hở van tim ở thai nhi. Nếu các thuốc kháng axit không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, bác sĩ sẽ dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, dù là sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc điều dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Các bạn có thể tham khảo bài viết: chữa trào ngược dạ dày bằng đông y để ảnh hưởng ít nhất đến mẹ và bé nhé

  • Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang bầu
  • Trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang bầu (hình ảnh minh họa)

1.3. Cách khắc phục chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

  • - Bà bầu không nên ăn quá no trong bữa ăn, nên chia nhỏ thành 6 -7 bữa một ngày để tránh tạo quá nhiều axit dư thừa trong dạ dày
  • - Đối với phụ nữ mang thai, nghỉ ngơi tuyệt đối sau ăn là rất quan trọng. Việc nghỉ ngơi không chỉ giúp người mẹ giữ gìn sức khỏe mà còn giúp việc chuyển hóa thức ăn trong đường ruột và bao tử được đảm bảo, tránh đượn tình trạng thức ăn đẩy ngược lên vùng miệng.
  • - Người phụ nữ khi mang thai thường hay lo lâu và suy nghĩ nhiều. Điều này là không hề tốt với sức khỏe chung của cơ thể, đặc biệt là sự vận động của cơ thể. Lời khuyên là không nên lo nghĩ nhiều, tạo cho mình tâm lý lạc quan, vui vẻ. Có như vậy, triệu chứng trào ngược dạ dày mới không làm phiền bạn.
  • - Hạn chế ăn thức ăn, thực phẩm có nhiều hương liệu, chocolate, cà phề, trà hay đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo sẽ làm gia tăng trào ngược dạ dày.
  • - Nên tập luyện những bài tập yoga cho bà bầu hay đi bộ là cách rất thích hợp để tăng cường hoạt động tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu nguy cơ sản sinh axit dạ dày.
  • - Ăn chậm nhai kỹ là cách tốt nhất. Khi mẹ bầu nhai nhanh sẽ làm không khí chiếm hữu diện tích bên trong dạ dày, làm cảm giác trào ngược càng tăng lên.
  • ăn chậm nhai kỹ là cách phòng tránh bị trào ngược dạ dày tốt nhất
  • Ăn chậm nhai kỹ là cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả (hình ảnh minh họa)

  Hy vọng qua bài viết trên mẹ bầu đã có thể hiểu được nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai cũng như cung cấp thông tin hữu ích trong quá trình điều trị. Mẹ bầu khi bị trào ngược dạ dày cần phải rất cẩn thận. Tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích nhất. Làm như vậy, sẽ đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé tốt nhất.  Khi bị trào ngược dạ dày thì ăn uống là rất quan trọng hãy xem những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế khi bị trào ngược dạ dày nhé

2. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

   Hơn cả nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản mang đến rất nhiều khó chịu cho bé. Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói cho trẻ. Tuy nôn trớ là vấn đề vô cùng phổ biến ở các bé sơ sinh, nhưng nếu trẻ mắc chứng trào ngược có thể khiến bé quấy khóc và chậm lớn. Ngoài ra, bé bị trào ngược cũng dễ gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp. Vậy làm cách nào khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiệu quả? Cùng xem tiếp với Sức khỏe cộng đồng nhé

  • Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bạn đã biết
  • Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bạn đã biết (hình ảnh minh họa)

2.1. Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

  Do trẻ sơ sinh chưa phát triển dạ dày một cách hoàn chỉnh, do tư thế nằm ngang sau khi ăn, bú ở trẻ nên dễ ọc sữa, trào ngược .Thức ăn của trẻ giai đoạn này chỉ có thể là sữa nên khi các cơ co thắt dạ dày chưa thể hoạt động như người lớn nên sữa dễ trào ngược lên thực quản. Do sau khi bú mẹ thường cho bé nằm ngủ luôn, do nằm nhiều nên sữa sẽ bị ứ lại đọng trong dạ dày nên dẫn tới bị trào ngược. Ngoài những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày kể trên, thì còn do một số nguyên nhân bệnh lý khác như hẹp thực quản, bé thường xuyên bị ọc sữa do thiếu canxi hoặc bị tắc ruột...

  • Triệu chứng của hiện tượng trào ngược dạ dày
  • - Ọc sữa, trào ngược, trớ sữa lên mũi, miệng
  • - Quấy khóc, biếng ăn
  • - Thiếu dinh dưỡng, không tăng cân
  • - Thở khò khè, ho, viêm. 

    Trào ngược dạ dày khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc

  • Trào ngược dạ dày khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc (hình ảnh minh họa)

2.2. Chuẩn đoán bệnh như thế nào?

  Những bé bị trào ngược dạ dày thực quản thường được bác sĩ chuẩn đoán dựa vào các triệu chứng kể trên và thăm khám cơ thể. Ngoài ra, bé cũng có thể trải qua một số xét nghiệm bao gồm:

  • - Đo mức pH của dịch dạ dày vào thực quản
  • - Chụp X-quang thực quản
  • - Chụp X-quang phần trên của hệ thống tiêu hóa.

2.3. Cách chăm sóc và điều trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.

  Thông thường, mẹ vẫn duy trì cách bú hoặc uống sữa trong ngày cho bé để bé khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm nôn trớ, mẹ nên áp dụng một số lưu ý sau:

  • - Tư thế bú cũng rất quan trọng, mẹ nên bế bé nghiêng 30 độ để sữa có thể dễ xuống dạ dày hơn. Quan trọng là mẹ nên bế trẻ thêm khoảng 20 phút sau khi bú và vỗ nhẹ vào lưng giúp trẻ ợ hơi và giảm tình trạng trào ngược.
  • - Cho bé ợ hơi khi bú hết một bên ngực hoặc khoảng 50 ml sữa
  • - Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.
  • - Nếu cần thiết, bạn nên chọn loại núm vú khác, nên là loại có lỗ hình chữ thập
  • - Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú
  • - Kê cao đầu bé khi ngủ                                                 
  • - Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giúp bé ít bị trào ngược hơn
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng trào ngược

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng trào ngược (hình ảnh minh họa)

  Bác sĩ cũng có thể kê cho bé các loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột và trung hòa axít dạ dày. Mẹ nên cho trẻ bú/ăn thành nhiều bữa nhỏ, nếu trẻ còn nhỏ mẹ nên cho trẻ bú cứ 2 tiếng 1 lần và nhớ đừng nên để trẻ bú quá no, sẽ dễ bị trào ngược và thời gian cho bé ăn sẽ kéo dài hơn.Tránh mặc quần áo cho bé quá chặt, tránh khói thuốc lá và đặc biệt là nên bổ sung canxi để trẻ giảm tình trạng ọc sữa.

  Với những thông tin hữu ích về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách điều trị khắc phúc tình trạng này ở trên thì Sức Khỏe Cộng Đồng hy vọng giúp ích được cho các mẹ.

Bình luận
Danh mục blog
  • Kênh sống khỏe
  • Sức khỏe người cao tuổi
  • Sức khỏe nam giới
  • Sức khỏe phụ nữ
  • Chăm sóc bé
  • Bài thuốc hay
  • Tin tức
  • Góc chuyên gia
Bài viết mới nhất
Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải làm thế nào?
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu 19/01/2019
Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải làm thế nào?
5 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp giảm... 19/01/2019
Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải làm thế nào?
6 món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ 13/01/2019

Thông tin công ty

CTY CP Đầu Tư Sức Khỏe Cộng Đồng
Trụ sở: Số 5/169 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD: 37/2 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Tổng đài: 1900.633.952
Hotline: 0984.323.166
Email: visuckhoecongdong2@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106792884 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nội cấp lần hai ngày 08/08/2018
DMCA.com Protection Status

Chính sách

  • Chính sách và quy định chung
  • Đặt hàng và hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách khiếu nại

Dịch vụ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm
  • Sống khỏe
  • Liên hệ
  • Bài viết hay

Kết nối với chúng tôi

Copyright © 2019 Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

Các thông tin trên visuckhoecongdong.com.vn chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
Chúng tôi tuyệt đối không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên visuckhoecongdong.com.vn gây ra.


Bạn có sản phẩm trong giỏ hàng

Tên sản phẩm Số lượng Giá tiền
Tổng cộng :
tiếp tục mua hàngTiếp tục mua hàng

sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng.

Giỏ hàng của bạn hiện có sản phẩm
Gía trị đơn hàng:

Tên sản phẩm

hoặc Xem chi tiết