• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm

    Danh mục sản phẩm

    Quay lại
    • Thiết bị y tế gia đình
    • Máy vật lý trị liệu
    • Thực phẩm bổ sung
    • Dầu xoa bóp
    • Sản phẩm làm đẹp
  • Sống khỏe

    Sống khỏe

    Quay lại
    • Kênh sống khỏe
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc bé
    • Bài thuốc hay
    • Tin tức
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Bài viết hay
Vì Sức Khỏe Cộng Đồng
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Giỏ hàng
  • Thanh toán
0

0₫

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiếp tục mua hàng

Hotline: 0984 323 166
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm
    • Thiết bị y tế gia đình
    • Máy vật lý trị liệu
    • Thực phẩm bổ sung
    • Dầu xoa bóp
    • Sản phẩm làm đẹp
  • Sống khỏe
    • Kênh sống khỏe
    • Sức khỏe người cao tuổi
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Chăm sóc bé
    • Bài thuốc hay
    • Tin tức
    • Góc chuyên gia
  • Liên hệ
  • Bài viết hay
Danh mục
  • Thiết bị y tế gia đình
  • Máy vật lý trị liệu
  • Thực phẩm bổ sung
  • Sản phẩm làm đẹp
  • Dầu xoa bóp
  1. Trang chủ
  2. Sức khỏe phụ nữ
  3. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

  • 19/01/2019

  Mang thai 3 tháng đầu bà bầu có nhiều thay đổi nhất cơ thể mệt mỏi hơn, có thể bị nghén nhưng cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn cho sự phát triển của não bộ, hệ xương thai nhi trong giai đoạn đầu đời. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những điều gì?. Trong bài viết hôm nay, Vì Sức Khỏe Cộng Đồng xin chia sẻ bài viết “Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu” hy vọng rằng những lưu ý sau sẽ bổ sung kiến thức cho bà bầu giúp thai nhi phát triển tốt, tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này.

  • Nội dung bài viết
  • 1. Thay đổi của cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu 
  • 2. Những lưu ý quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu
  •   2.1. Mang thai 3 tháng đầu thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?
  •   2.2. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
  •   2.3. Vóc dáng bà bầu thay đổi trong 3 tháng đầu thế nào?
  •   2.4. Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
  •   2.5. Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai
  •   2.6. Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ không?
  • 3. Những điều nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu

1. Thay đổi của cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu

  Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Trong thời gian này, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, căn bản chỉ cần tăng trong khoảng từ 0,9 kg tới 2,3 kg. Đối với các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân thêm. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) trong đó cần đảm bảo đủ 3 bữa chính để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu sẽ hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Lúc đó là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng  cao hơn.

  • 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng mà nhiều mẹ mầu cần chú ý
  • 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý (hình ảnh minh họa)

Xem thêm: 6 món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối

2. Những lưu ý quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu

2.1. Mang thai 3 tháng đầu thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?

  Quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ ban đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi luôn cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn. Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường tăng 0,9 tới 2,3 kg. Tuy nhiên, ngược lại nhiều mẹ còn sút tới 3 kg. Nếu bạn không biết bà bầu cần ăn gì thì bạn nên bổ sung thêm 10 – 18g protein mỗi ngày tương ứng với 50 – 100gr thịt, cá hoặc 1 -2 ly sữa mỗi ngày. Chất sắt là 15gr mỗi ngày và acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ, có trong các loại rau có màu xanh thẫm. Ngoài ra cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc.

2.2. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng

  Tình trạng đau bụng khi mang bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp đó là đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu chị em thường gặp chứng đau bụng lâm dâm, đây là sự biểu hiện cho của việc  trứng đang làm tổ, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, những tháng đầu, các mẹ sẽ có cảm giác căng tức đặc biệt là bị đau vùng bụng dưới, hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung. Cũng chính lúc này sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén, nôn ọe. Đến khi thai nhi lớn dần lên một chút thì cảm giác đau bụng là do căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Hiện tượng này càng rõ khi thay đổi tư thế, ho hay khi ngồi xổm và lúc đứng dậy.

  • Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào độ đau và dấu hiệu đi kèm Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ đau và dấu hiệu đi kèm (hình ảnh minh họa) 

  Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng như:

  • Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
  • Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai đây là triệu chứng sảy thai.
  • Nếu trong cơn đau bụng mà người mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con là những triệu chứng dọa sinh non.
  • Nếu bị đau bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu, kèm theo triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.

  Nếu gặp những triệu chứng này có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm và cần có biện pháp xử lý hiệu quả.

2.3. Vóc dáng bà bầu thay đổi trong 3 tháng đầu thế nào?

  Cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:

  • Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
  • Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
  • Tăng cân: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.

2.4. Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

  Khi biết tin mình chuẩn bị lên chức mẹ, bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa, đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé. Ngoài ra còn có các xúc cảm khác không thể cân đo đong đếm hết. Áp lực của lần mang thai đầu tiên cũng đủ khiến mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.

  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, làm việc vừa sức sẽ giúp tâm trạng bà bầu thoải mái hơn
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, làm việc vừa sức sẽ giúp bà bầu có tâm trạng tốt, thoải mái hơn (hình ảnh minh họa)

  Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những mỏi mệt về thể chất. Chính sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…

2.5. Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai

  Trước và trong khi mang thai, người mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt sức khỏe mẹ và bé. Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

  Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

  • những thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
  • Những thực phẩm mẹ bầu cần nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu (hình ảnh minh họa)

  Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam… Phụ nữ có thai không nên uống rượu và đồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

  Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

2.6. Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ không?

  Trong một số những trường hợp nhất định, bác sĩ có thể đưa lệnh “cấm vận” trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ của bạn:

  • Dọa sảy thai
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Nhau tiền đạo
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Có các bất thường về nước ối, nhau thai

  Nếu bạn còn băn khoăn có thai 3 tháng đầu có nên quan hệ thì cách tốt nhất để thưởng thức tình yêu trong suốt thời kỳ mang thai là nên nhẹ nhàng, âu yếm và lựa chọn tư thế để mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Xem thêm: 5 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

3. Những điều nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu

  • - Kiêng leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn này còn khá “mỏng manh”
  • - Kiêng gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.
  • - Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
  • - Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột
  • - Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng...
Bình luận
Danh mục blog
  • Kênh sống khỏe
  • Sức khỏe người cao tuổi
  • Sức khỏe nam giới
  • Sức khỏe phụ nữ
  • Chăm sóc bé
  • Bài thuốc hay
  • Tin tức
  • Góc chuyên gia
Bài viết mới nhất
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Trào ngược dạ dày khi mang thai và trẻ sơ sinh phải... 31/01/2019
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
5 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp giảm... 19/01/2019
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
6 món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ 13/01/2019

Thông tin công ty

CTY CP Đầu Tư Sức Khỏe Cộng Đồng
Trụ sở: Số 5/169 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD: 37/2 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Tổng đài: 1900.633.952
Hotline: 0984.323.166
Email: visuckhoecongdong2@gmail.com
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106792884 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nội cấp lần hai ngày 08/08/2018
DMCA.com Protection Status

Chính sách

  • Chính sách và quy định chung
  • Đặt hàng và hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách khiếu nại

Dịch vụ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh mục sản phẩm
  • Sống khỏe
  • Liên hệ
  • Bài viết hay

Kết nối với chúng tôi

Copyright © 2019 Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

Các thông tin trên visuckhoecongdong.com.vn chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
Chúng tôi tuyệt đối không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc tự ý áp dụng các thông tin trên visuckhoecongdong.com.vn gây ra.


Bạn có sản phẩm trong giỏ hàng

Tên sản phẩm Số lượng Giá tiền
Tổng cộng :
tiếp tục mua hàngTiếp tục mua hàng

sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng.

Giỏ hàng của bạn hiện có sản phẩm
Gía trị đơn hàng:

Tên sản phẩm

hoặc Xem chi tiết