Các bài thuốc Đông y chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả
Đau mỏi vai gáy là một bệnh lý phổ biến về xương khớp, gây ra cho bệnh nhân những cơn đau một bên cổ, cứng vùng sau gáy, nhức mỏi vai thường xuyên. Từ xưa cha ông ta đã có những phương pháp trị bệnh đau mỏi vai gáy hiệu quả bằng Đông y. Chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết này để biết được những kiến thức bổ ích nhé.
Mục lục nội dung
- 1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy theo Y học cổ truyền.
- 2. Các bài thuốc Đông y chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả.
- 2.1. Chữa đau mỏi vai gáy với rượu ngâm hạt gấc.
- 2.2. Chữa đau mỏi vai gáy với ngải cứu sao muối.
- 2.3. Chữa đau mỏi vai gáy với gừng.
- 2.4. Một số bài thuốc khác chữa đau mỏi vai gáy tùy triệu chứng.
1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy theo Y học cổ truyền
Đứng dưới góc độ Y học cổ truyền, Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng Chuyên khoa Xương Khớp – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: Theo Y học cổ truyền, đau mỏi vai gáy là bệnh lý thuộc phạm vi của chứng Tý. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy là do:
- - Nội nhân (Yếu tố bên trong): Thường xảy ra ở người cao tuổi do can thận hư hoặc khí huyết bị giảm sút gây ra can thận hư, không chủ cố tủy, không nuôi dưỡng được gân cơ và hậu quả là đau mỏi.
- - Ngoại nhân (Yếu tố bên ngoài): Khi cơ thể suy yếu, các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp, nhiệt dễ xâm nhập và gây ngưng trệ khí huyết, tắc mạch dẫn đến đau mỏi vai gáy.
- - Bất nội ngoại nhân (Các yếu tố khác): Tiêu biểu có thể kể đến là tư thế làm việc, ngủ nghỉ không phù hợp, tắm gội đêm khuya, dầm mưa… cũng dễ gây ra đau mỏi vai gáy.
Mục đích của phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy bằng Y học cổ truyền là chữa lành nội nhân, đẩy lùi ngoại nhân song song cùng với khắc phục những yếu tố bất nội ngoại nhân để từ đó cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và đem lại kết quả hồi phục tốt.
2. Các bài thuốc Đông y chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả
2.1. Chữa đau mỏi vai gáy với rượu ngâm hạt gấc
Trong Đông y, hạt gấc có tên gọi là mộc miết tử (ba ba gỗ) vì nó có hình gần tròn, dẹt, vỏ cứng, mép có răng cưa, bề mặt có các đường vân lõm xuống giống như con ba ba nhỏ. Hạt gấc ngâm với rượu thường được dùng trong những trường hợp bị thương, té ngã, sang độc, sưng thũng hậu môn, sưng vú…
Theo các nghiên cứu, trong hạt gấc có chứa 55,3% chất béo, 16,6% chất đạm (protit), 2,8% xenluloza, 1,8% tannin, cùng rất nhiều chất khoáng, vitamin có tác dụng trị đa khớp và chữa lành các vết thương rất tốt.
Cách làm rượu ngâm hạt gấc chữa đau mỏi vai gáy:
- - Chuẩn bị 50 hạt gấc chín, rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem nướng xém vỏ, để nguội.
- - Đập dập, bỏ vỏ cứng ở ngoài đi, sau đó giã phần nhân bên trong.
- - Cho ruột hạt gấc vào một lọ thủy tinh, đổ rượu trắng khoảng 45 độ vào, khoảng ngập xâm xấp hạt gấc, đậy kín nắp.
- - Ngâm khoảng 5-7 ngày là dùng được. Lưu ý là để càng lâu càng tốt.
- - Khi nào cần dùng thì lấy rượu ra xoa bóp lên vùng đau mỏi, hiệu quả chỉ sau khoảng 5-10 phút xoa bóp.
Bên cạnh chữa đau mỏi vai gáy, rượu ngâm hạt gấc còn có tác dụng trị đau khớp, vết cắn, vết thương do ngã, va đập…
Ngoài ra cũng có thể làm thuốc ngậm trị viêm họng, đau răng, sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng (không được nuốt vì hạt gấc có độc). Theo nhiều nghiên cứu cả trong nước lẫn quốc tế, rượu ngâm hạt gấc có tác dụng tốt gần tương đương với mật gấu.
Bạn sẽ thích bài viết: Những vị thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp tê mỏi chân tay
2.2. Chữa đau mỏi vai gáy với ngải cứu sao muối
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ổn định khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, giảm đau, trừ lạnh, an thai… Các thầy thuốc thường sử dụng ngải cứu để chữa chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, cảm cúm, viêm họng, các bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau cột sống, đau dây thần kinh tọa…
Cách làm ngải cứu sao muối chữa đau mỏi vai gáy:
- - Chuẩn bị 1 nắm muối trắng và 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, sao vàng lên.
- - Cho vào túi vải chườm nóng lên vùng đau mỏi khoảng 15 phút.
- - Thực hiện hàng ngày cho đến khi tình trạng đau mỏi biến mất.
- - Có thể làm nóng lại thuốc khi nó bị nguội và chườm thêm khoảng 2-3 lần nữa. Nếu thuốc quá nóng, nên đắp một tấm vải lên vai gáy khi chườm để tránh bị bỏng.
Ngoài ra còn có thể kết hợp bài thuốc trên với lá lốt cũng đem lại tác dụng chữa nhức mỏi vai gáy rất hiệu quả, Cụ thể như sau:
- - Chuẩn bị 50-100g ngải cứu, 50-100g lá lốt và 0,5-1kg muối hạt.
- - Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, để ráo nước.
- - Cho ngải cứu, lá lốt và muối hạt vào chảo sao nóng rồi bọc vào túi vải.
- - Chờ túi thuốc nguội bớt thì chườm lên vùng vai gáy bị đau mỏi.
- - Khi thuốc nguội thì sao nóng lại rồi đắp tiếp.
Mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần đắp thì sao nóng lại liên tục 2-3 lần là được.
2.3. Chữa đau mỏi vai gáy với gừng
Gừng luôn là một phương thuốc tuyệt vời cho các chứng đau, viêm dù ở bất cứ vị trí nào. Gừng rất có lợi cho hệ tuần hoàn máu của con người, và nếu sử dụng thường xuyên, quá trình chữa bệnh chắc chắn sẽ rút ngắn đáng kể.
Cách sử dụng gừng chữa đau mỏi vai gáy:
- - Cắt 1 củ gừng thành các lát mỏng.
- - Cho vào nước đun sôi trong 10 phút, sau đó thêm vào một chút mật ong.
- - Dùng uống mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng để giảm bớt đau mỏi vai gáy.
- - Bạn cũng có thể kết hợp gừng trong các món ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị chứng đau vai gáy của mình.
2.4. Một số bài thuốc khác chữa đau mỏi vai gáy tùy triệu chứng
2.4.1. Đau vai gáy phong hàn
- - Nguyên nhân: Thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, hoặc mang vác nặng, gối đầu cao. Y học dân tộc cho rằng nguyên nhân là do phong hàn xâm nhập vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra.
- - Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau, quay cổ khó, ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, bên cạnh đó còn có thể sợ lạnh, mạch phù, rêu trắng…
- - Cách chữa: Khu phong tán hàn, hành khí.
- - Bài thuốc: Ma hoàng 12g, Qui xuyên 12g, Bạch chỉ 12g, Hoàng kỳ 12g, Xích thược 12g, Đại táo 12g, Quế chi 8g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 8g, Sinh khương 8g, Hoàng đằng 8g, Trích thảo 4g.
Hoặc châm cứu: Huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Thiên tông, Dương lăng tuyền, Dương trì.
2.4.2. Đau vai gáy can thận hư
- - Nguyên nhân: Gan thận hư yếu, gân xương không được cung cấp sinh dưỡng đầy đủ.
- - Triệu chứng: Đau cứng gáy, cử động, cúi xuống khó khăn, càng vận động càng đau, có khi giật hoặc đau theo từng cơn, khi nghỉ ngơi thì đỡ đau, lưỡi đỏ nhạt màu không tươi.
- - Cách chữa: Bổ thận tráng cân thang.
Bài thuốc 1: Thục địa 20g, Ngũ gia bì 16g, Qui đầu 15g, Tục đoạn 10g, Ngưu tất 10g, Bạch linh 10g, Đỗ trọng 10g, Bạch thược 8g, Thanh bì 8g,, Sơn thù 8g.
Bài thuốc 2: Bạch thược 30g, Khuyết đằng 15g, Mộc qua 13g, Cam thảo 10g, Cát căn 10g. Nếu kèm tiêu chảy thì phải giảm liều Bạch thược, đồng thời thêm Bạch truật 15g và Hoài sơn 15g.
2.4.3. Đau vai gáy âm hư dương cang
- - Triệu chứng: Cổ gáy đơ cứng khó chịu, kéo dài, chóng mặt ù tai, lưng đùi mềm yếu, mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ, đi đứng lảo đảo.
- - Cách chữa: Bình can tiềm dương, nhu cân tức phong.
- Bài thuốc: Bạch truật 30g, Hoài sơn 30g, Câu đằng 30g, Đan sâm 30g, Sơn thù 30g, Cúc hoa 30, Phục thần 30g, Ngọc trúc 30g, Mẫu lệ 30g, Thục địa 15g, Phòng phong 15g, Long cốt 15g, Ngũ vị tử 12g, Thiên ma 12g, Tào hưu 10g.
2.4.4. Đau vai gáy phong đờm
- - Triệu chứng: Gáy cứng lâu ngày, vận động, quay chuyển khó khăn, đau nhức, chân tay tê dại, gân xương đau mỏi hoặc mắt miệng méo xệch.
- - Cách chữa: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, trừ thấp quét đàm.
- Bài thuốc: Tang chi 30g, Lộ lộ thông 30g, Qui đầu 15g, Xuyên khung 12g, Khương hoàng 12g, Lưu kí nô 12g, Uy linh tiên 12g, Bạch chỉ 12g, Hồng hoa 9g, Khương hoạt 9g, Đờm nam tinh 9g, Bạch giới tử 9g. Uống 6 tháng nghỉ 1 ngày.
Nếu bị tê bì chân tay thì thêm Hoàng kỳ 30g.
Nếu gáy lưng bị căng cứng thì thêm Cát căn 24g.
Nếu nhiệt uất thì thêm Ngân hoa 30g.
Nếu bị nóng trong, tâm phiền, miệng đắng thì thêm Hoàng cầm 9g, Long đởm thảo 4,5g.
2.4.5. Đau vai gáy thận hư phong thấp
- - Triệu chứng: Chân tay tê dại, gáy cứng, lưng và cột sống vận động khó khăn, đau lâu ngày.
- - Cách chữa: Bổ thận trừ thấp.
- Bài thuốc: Thục địa 15g, Đan sâm 15g, Uy linh tiên 15g, Thanh đăng phòng 15g, Nhục thung dung 15g. Sắc uống hoặc tán bột uống 20g mỗi ngày.
Nếu tay bị tê thì thêm Khương hoàng 10g.
Nếu chân tê thì thêm Ngưu tất 10g.
Bạn sẽ thích bài viết: 5 Cách chữa dứt điểm đau mỏi vai gáy
Trên đây là những bài thuốc Đông y chữa đau mỏi vai gáy tổng quát nhất Vì Sức Khỏe Cộng Đồng tổng hợp cho các bạn tham khảo. Nhưng lưu ý là hãy đi khám bác sĩ Đông y để được chẩn đoán và kê đơn chính xác nhất nhé.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc xoa bóp bôi ngoài giúp hỗ trợ giảm đau, trị đau mỏi vai gáy vừa đơn giản, vừa hiệu quả.
Có thành phần là sự kết hợp của các loại thảo dược quý trị đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy (Đinh hương, Nhũ hương, Đại hồi, Một dược, Quế nhục, Huyết giác, Bạc hà), dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang bị chứng đau mỏi vai gáy dày vò. Sản phẩm được thiết kế dưới dạng xịt dễ sử dụng và đem lại hiệu quả ngay sau lần đầu sử dụng.
LIÊN HỆ ĐẶT MUA DẦU XOA BÓP THẢO DƯỢC AN PHÚC BÌNH
Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng
Địa chỉ: Số 37, ngõ 2, tổ 11 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0966.755.995
Website: www.visuckhoecongdong.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong/
Các bạn có thấy kiến thức về sức khỏe này có hữu ích không nào?