Cách kiểm tra đường huyết tại nhà
Khái niệm tăng huyết áp, tụt huyết áp có lẽ đã quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên lại không nhiều người biết rằng nguyên nhân của việc tăng hay tụt huyết áp có liên quan trực tiếp tới mức đường huyết trong cơ thể chúng ta. Kiểm tra đường huyết của cơ thể là một việc làm cần thiết giúp chúng ta phòng tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe có hại. Vậy đường huyết là gì? Thế nào là mức đường huyết an toàn? Có những cách kiểm tra đường huyết nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này.
- Mục lục nội dung
- 1. Đường huyết là gì?.
- 2. Thế nào là mức đường huyết an toàn?.
- 2.1. Tăng đường huyết
- 2.2. Giảm đường huyết
- 3. Nên đo đường huyết khi nào?
- 4. Các cách kiểm tra đường huyết
- 4.1. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết lấy máu đầu ngón tay.
- 4.2. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết lấy máu ở các vị trí khác.
- 4.3. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết không cần lấy máu.
- 4.4. Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (CGM).
1. Đường huyết là gì?
Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường lượng đường trong cơ thể chính là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động, đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng cho hệ thần kinh và tổ chức bộ não.
Khi đường huyết thay đổi (tăng hoặc giảm quá mức) thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của cơ thể.
2. Thế nào là mức đường huyết an toàn?
Đối với người bình thường:
- - Mức đường huyết bình thường của cơ thể trong khoảng 4 mmol/l hoặc 72 mg/dl.
- - Khi hoạt động bình thường, cơ thể phục hồi chỉ số đường huyết ở khoảng 4,4 - 6,1 mmol/l hoặc 82 - 110 mg/dl.
- - Khoảng 2 giờ sau ăn lượng đường trong máu có thể tăng tạm thời đến 7,8 mmol/l hoặc 140 mg/dl.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường không mang thai:
- - HbA1c < 7%
- - Mức đường huyết khi đói trong khoảng 4,4 - 7,2 mmol/L hoặc 80 - 130 mg/dl.
- - Mức đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/L hoặc 180 mg/dL.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường mang thai:
- - HbA1c < 6% nếu sản phụ không có nguy cơ hạ đường huyết.
- Có thể chấp nhận HbA1c < 7% nếu bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết cao.
- - Chỉ số đường huyết khi đói dưới 5,3 mmol/L.
- - Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ dưới 7,8 mmol/L.
- - Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 6,7 mmol/L.
2.1. Tăng đường huyết
Tăng đường huyết là hiện tượng có quá nhiều đường Gluco trong máu. Điều này phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường khi đói không nhỏ hơn 1,26 g/l thì đó được coi là tăng đường huyết.
Nguyên nhân tăng đường huyết có thể là do chế độ ăn không khoa học (ăn quá nhiều vào buổi tối, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, uống quá nhiều nước ngọt); lười hoạt động, vận động thể chất; thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ; lạm dụng một số loại thuốc trị bệnh như hen phế quản, trầm cảm, tránh thai; vệ sinh cá nhân chưa đúng cách…
2.2. Giảm đường huyết
Giảm đường huyết là hiện tượng mức đường huyết xuống thấp hơn bình thường, có thể khiến chân tay bủn rủn, cơ thể vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, buồn ngủ, lờ đờ, thậm chí gây hôn mê.
Nguyên nhân giảm đường huyết chủ yếu là do hay bỏ bữa, ăn quá muộn; thường xuyên phải lao động quá sức, ốm đau; uống rượu khi đói; hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường nhưng chế độ ăn chưa hợp lý (ăn quá ít, thường xuyên bỏ bữa)...
3. Nên đo đường huyết khi nào?
Nên đo đường huyết một vài lần trong ngày như sau bữa ăn, sau khi tập thể dục, lúc đi ngủ, trước khi lái xe, hay khi bạn cảm thấy lượng đường trong máu của mình đang ở mức thấp.
Tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về số lần đo đường huyết một ngày của bạn. Nếu đang bị bệnh thì có thể bạn sẽ cần kiểm tra đường huyết nhiều hơn.
4. Các cách kiểm tra đường huyết
4.1. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết lấy máu đầu ngón tay
Cách kiểm tra đường huyết phổ biến nhất chính là dùng thiết bị trích máy từ ngón tay, sau đó nhỏ một giọt máu lên que thử đường huyết rồi chèn que thử vào máy đo đường huyết để máy hiển thị lượng đường trong máu. Kết quả sẽ được trả về trong vòng 15 giây và bạn có thể lưu lại thông tin để sử dụng lần sau.
Máy đo đường huyết loại này cho biết lượng đường trong máu trung bình trong một giai đoạn và thể hiện biểu đồ/đồ thị về các chỉ số đường huyết bạn đã làm. Bạn có thể tìm mua que thử đường huyết và máy đo đường huyết lấy máu đầu ngón tay tại các hiệu thuốc.
4.2. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết lấy máu ở các vị trí khác
Hiện đại hơn loại trên, máy đo đường huyết loại này có thể kiểm tra lượng đường trong máu ở những vị trí khác ngoài lấy máu đầu ngón tay như ở cánh tay, cẳng tay, gốc ngón cái, hay đùi. Có thể kết quả trả về sẽ khác hơn so với lấy máu ở đầu ngón tay, bởi vì chỉ số đường huyết tại đầu ngón tay cho ta biết sự thay đổi đường huyết nhanh hơn các vị trí khác.
4.3. Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết không cần lấy máu
Máy đo đường huyết không cần lấy máu là một bước đột phá mới trong giới công nghệ Y tế, đặt lợi ích người bệnh tiểu đường lên trên hết, không cần que thử máu, kim chích máu, không cần lấy máu. Đây là thiết bị đo đường huyết duy nhất trên thế giới sử dụng công nghệ không xâm lấn cơ thể trên cơ sở phân tích độ đàn hồi của huyết mạch, mạch tim và huyết áp.
Ngoài chức năng đo đường huyết, máy đo đường huyết không cần mẫu máu còn cho kết quả đo huyết áp và nhịp tim chính xác. Chính vì những tính năng ưu việt và công nghệ hiện đại nên giá của máy đo đường huyết không cần lấy máu cao hơn 2 loại trên khá nhiều.
Bạn có thể tìm hiểu thêm xem: Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất?
4.4. Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (CGM)
CGM (Continuous Glucose Monitor) – Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục là thiết bị đi lường trong khoảng kẻ (dịch ngoại bào), có thể được kết hợp với bơm Insulin. CGM giống như một máy đo đường huyết lấy máu đầu ngón tay và cho thấy mô hình cũng như xu hướng của mức đường huyết liên tục theo thời gian.
Tóm lại, giữ cho lượng đường trong máu ổn định là điều cần thiết đối với người bình thường nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng. Tăng hay giảm đường huyết chính là biểu hiện cụ thể về trạng thái sức khỏe của một người. Nếu muốn chăm sóc sức khỏe cho mình và những người thân yêu thì đừng ngần ngại sắm ngay một chiếc máy đo đường huyết chất lượng nhé.